MỞ
ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển
với những biến cố và sự thăng trầm, nền văn minh tiền sử của người Việt Nam là
một phần không thể thiếu trong hành trình xây dựng và phát triển dân tộc. Thời
kỳ tiền sử - giai đoạn đầu của sự hiện diện con người trên đất đỏ Việt Nam, là
thời điểm đánh dấu sự hình thành và phát triển của tư tưởng, tôn giáo, và nền
văn hóa độc đáo của dân tộc.
Việt Nam tiền sử không chỉ là nơi hình
thành các cộng đồng ban đầu mà còn là nơi mà tư tưởng và giá trị văn hóa được
hình thành và lan truyền qua các thế hệ. Các di tích văn hóa, các hiện vật khảo
cổ, và các tư liệu lịch sử đã làm sáng tỏ về sự phong phú và đa dạng của tư duy
con người trong thời kỳ này.
Đồng thời, nghiên cứu về tư tưởng của người
Việt Nam thời kỳ tiền sử không chỉ là một việc làm mang tính hồi tưởng mà còn
là cơ hội để hiểu sâu hơn về nguồn gốc và bản chất của nhận thức con người, đồng
thời là nền móng cho sự phát triển của văn hóa và tư tưởng hiện đại của dân tộc.
Trong báo cáo nghiên cứu này, chúng ta sẽ
đi sâu vào việc phân tích và đánh giá các tư tưởng, giá trị, và quan niệm của
người Việt Nam trong thời kỳ tiền sử sơ sử. Bằng cách này, chúng ta hy vọng có
thể khám phá ra những bí ẩn của quá khứ, từ đó học hỏi và truyền đạt những bài
học quý báu cho thế hệ tương lai.
NỘI
DUNG
Cơ
sở phân kỳ: nhóm nghiên cứu dựa vào sự phát triển của công cụ lao động của từng
thời kỳ để đưa ra những phân kỳ cụ thể.
Phần
I. Phân kỳ lịch sử
1.1.
Thời kỳ tiền sử
Thời tiền sử được định nghĩa là thời kỳ xa
xưa trước khi được lịch sử ghi chép lại. loài người xuất hiện ở Việt Nam từ sớm
có thể từ thời sơ kỳ đá cũ, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về tính xác thực
của việc xác định niên đại này. Trải
qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển với những biến cố và sự thăng trầm, nền
văn minh tiền sử của người Việt Nam là một phần không thể thiếu trong hành
trình xây dựng và phát triển dân tộc. Thời kỳ tiền sử - giai đoạn đầu của sự hiện
diện con người trên đất đỏ Việt Nam, là thời điểm đánh dấu sự hình thành và
phát triển của tư tưởng, tôn giáo, và nền văn hóa độc đáo của dân tộc.
Thời đại Đồ đá hay Paleolithic là một thời kỳ
tiền sử kéo dài mà trong giai đoạn này đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra
các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn hoặc một mặt để đập. Thời kỳ này kéo dài khoảng
gần 3.4 triệu năm, và kết thúc vào giai đoạn khoảng từ 8700 TCN tới năm 2000
TCN, cùng với sự ra đời của các công cụ bằng kim loại.
Các nhà khảo cổ tìm ra vết tích của người vượn
Homo Erectus ở các hang động ở Lạng Sơn nhưng chưa phát hiện được được công cụ
của họ. Thời tiền sử của Việt Nam thông qua nghiên cứu khảo cổ ta có được một số
nền văn hóa như vùng núi Dọ, núi Nuông, Quan Yên ở Thanh Hóa thuộc vào thời sơ
kỳ đá cũ. Hậu kỳ thời đá cũ thì có văn hóa Sơn Vi, đã tìm thấy công cụ bằng đá
của nền văn hóa này. Nối tiếp sau văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình, đã tìm ra
vết tích của việc ngoài săn bắt hái lượm thì đã có trồng trọt một số loại cây
trồng. cũng như sự phát triển của công cụ lao động, cũng như văn hóa tư tưởng.
·
Phân bố (nơi cư trú)
Theo tài liệu cổ địa chất, trước thời tiền sử
Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung là một vùng ngập nước. Ở Việt
Nam biển vào sát cá vùng núi hiện nay và vùng đồng bằng sông Hồng hoàn toàn là
biển.
Khi đối chiếu và so sánh các di tích khảo cổ
được tìm thấy thì các di chỉ trên khu vực núi cao có niên đại xa hơn nhiều so với vùng trung du và đồng bằng. Điều đó là cơ sở
cho kết luận rằng đã có sự di cư từ vùng núi xuống vùng đồng bằng và ven biển.
·
Điều kiện tự nhiên
Nền sản xuất của thời kỳ tiền sử luôn dựa
trên hình thức săn bắt hái lượm là chính. Hơn thế thì khu vực Đông Nam Á không
chịu ảnh hưởng của băng hà, cùng với việc kết thúc của quá trình biển tiến đã tạo
nên hệ sinh thái tự nhiên vô cùng đa dạng cả về địa hình lẫn sinh vật. Có thể
nói là thiên nhiên vô cùng ưu đãi. Tuy nhiên sự đa dạng về điều kiện tự nhiên
này cũng tạo nên sự phát triển không đồng đều của các vùng về sau này.
Phương
thức sản xuất (công cụ lao động, kiếm ăn)
Với những nền văn hóa thuộc giai đoạn sơ kỳ
đá cũ, chúng ta vẫn chưa tìm ra được một công cụ rõ ràng nào để chứng minh cho
việc con người thời kỳ này có nền sản xuất phát triển hơn săn bắt hái lượm.
Đến thời hậu kỳ đá cũ - sơ kỳ đá mới thì đã
rõ ràng hơn. Điển hình là văn hóa Sơn Vi (Phú Thọ)
“Sơn Vi là nền văn hóa săn bắt, hái lượm
thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ (16.000-9.000 năm TCN), được đặt tên theo địa danh
Sơn Vi (Phú Thọ), nơi những di vật đầu tiên được phát hiện vào năm 1968. Các di
tích Sơn Vi phần lớn phân bố ngoài trời, rất ít trong hang động, công cụ chặt đập
(chopper) chiếm ưu thế. Ở Hà Nội, các dấu tích tập trung trên vùng đồi gò Ba Vì
và khu vực Cổ Loa. Ở Ba Vì, năm 1972 phát hiện trên địa bàn 4 xã; năm 2010 là 7
xã khác. Trong số 137 công cụ cuội đã thu thập được, nhiều loại là điển hình của
Văn hoá Sơn Vi như: Công cụ rìa lưỡi dọc hình múi bưởi, công cụ rìa ngang, công
cụ mũi nhọn... Chúng được ghè một mặt, nương theo rìa cuội, giữ lại phần lớn vỏ
cuội tự nhiên. Các công cụ đá này được dùng để chặt cây, nạo da thú, đập hạt
cây, săn bắt.”
Các nhà khảo cổ khẳng định: “Đặc trưng nổi
bật trong công cụ đá văn hóa Sơn Vi là việc sử dụng cuội sông, suối để chế tác
công cụ. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ được người xưa tuyển chọn có hình dáng
khá ổn định đối với từng loại hình và từng nhóm di vật cụ thể.” (Hà Văn Tấn –
Nguyễn Khắc Sử – Trình Năng Chung 1999, 129). Công cụ đặc trưng của loại hình
văn hóa Sơn Vi được chia làm hai nhóm: công cụ cuội nguyên bao gồm chày, bàn
nghiền, hòn ghè và nhóm công cụ cuội ghè đẽo. Trong các sưu tập Sơn Vi nhóm
công cụ cuội nguyên rất ít, nhóm công cụ cuội ghè đẽo có số lượng nhiều và loại
hình phong phú, sưu tập công cụ cuội trong Bảo tàng chủ yếu là nhóm công cụ cuội
ghè đẽo.
Như vậy trong văn hóa Sơn Vi kỹ thuật ghè
đẽo được sử dụng chủ yếu trên hòn cuội tự nhiên, kết hợp với bổ cuội để tạo phần
tư viên cuội làm công cụ trong điều kiện tận dụng nguyên liệu tại chỗ và kỹ thuật
chặt bẻ là một thủ pháp đặc thù trong kỹ thuật Sơn Vi. Chặt bẻ là khâu thứ hai
tiếp theo sau khi đã tạo ra được công cụ có rìa lưỡi. Chặt đôi công cụ rìa dọc
để tạo ra được công cụ phần tư cuội, chặt đốc công cụ rìa lưỡi hẹp để tạo ra những
chopper đốc ngắn và phẳng. Cũng vẫn sử dụng các kỹ thuật ấy đến văn hóa hòa
Bình đã có một bước phát triển hơn tạo thành rìu đá kết hợp với kỹ thuật mài.
- Tiếp sau văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình. Nền “Văn hóa Hòa Bình” là tên gọi nền văn hóa thời kỳ tiền sử – nền văn hóa đặc trưng cho các nước Đông Nam Á lục địa và phía Nam Trung Quốc, trong đó, tỉnh Hòa Bình là địa điểm đầu tiên được phát hiện. Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp M.Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hóa Hòa Bình”.
Theo các nhà khảo cổ, cho đến nay, chúng ta
đã phát hiện 72 di tích thuộc văn hóa Hòa Bình, chủ yếu nằm trong các hang động
và mái đá. Tiêu biểu như các di tích: động Can, hang xóm Trại, mái đá làng
Vành, mái đá Tôm, mái đá Chiềng Khến, hang làng Đồi, hang Muối… Những di vật
thường gặp trong văn hóa Hòa Bình là bếp, mộ táng, tàn tích sau bữa ăn, công cụ
lao động và các chế tác khác của người nguyên thủy. Những vết tích vỏ trai, ốc,
xương răng động vật và vỏ hạt một số loài thảo mộc còn giữ lại trong tầng văn
hóa Hòa Bình. Cho đến nay, chúng ta đã tìm được trên 130 địa điểm Văn hóa Hòa
Bình và thu thập một khối lượng lớn di vật, xương động vật và di cốt người.
Trong 30.120 di vật thống kê ở 65 địa điểm văn hóa Hòa Bình đã khai quật thì đồ
đá chiếm gần 28.000 tiêu bản, đồ xương, sừng, nhuyễn thể có 250 tiêu bản,… Có
thể thấy đồ đá chiếm ưu thế nổi bật trong Văn hóa Hòa Bình. Kỹ thuật chế tác đá
trong văn hóa Hòa Bình còn được các nhà nghiên cứu Hòa Bình gọi là “kỹ thuật
Hòa Bình”.
Công cụ sản xuất của
cư dân Văn hóa Hòa Bình thời kỳ Đá mới được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Báo
Hòa Bình
Trong sinh hoạt kinh tế của cư dân Hòa
Bình, tuy săn bắn, hái lượm không giữ vị trí độc tôn, song vẫn là ngành kinh tế
chủ đạo và trồng trọt mới nảy sinh. Trong mức độ nào đó, kinh tế sản xuất của
cư dân thời tiền sử vẫn ở dạng sơ khai, nguyên thủy nhất. Ở một số di tích như
hang xóm Trại đã phát hiện được dấu vết những hạt thóc, vỏ trấu, hạt gạo cháy.
Điều đó cho thấy rằng: cách ngày nay khoảng trên 1 vạn năm, cư dân Hòa Bình là
một trong những cư dân đầu tiên phát minh ra nông nghiệp và Việt Nam – Hòa Bình
là một trong những trung tâm phát minh nông nghiệp sớm nhất thế giới. Về công cụ
sản xuất, người cổ Hòa Bình đã biết sử dụng nguyên liệu tại chỗ là các cuội
sông, suối để chế tác công cụ. Kỹ thuật phổ biến là bổ cuội, ghè đẽo và đập bẻ
– chặt ngang, ngoài ra còn có kỹ thuật mài. Cư dân Hòa Bình cổ đã biết tạo ra một
chuỗi công cụ (công cụ đá, xương, đồ dùng bằng tre, gỗ),…
·
Tổ chức xã hội (bầy đàn, nhóm,...)
Con
người thời nguyên thủy nói chung sống dưới hình thức quần cư, thị tộc dựa trên
quan hệ huyết thống. Sống thành những nhóm lớn nhỏ khác nhau, xác định huyết thống
dựa trên hình thức mẫu hệ. Đây cũng có thể được coi là hình thức sơ khai của mô
hình thị tộc, làng xã.
Phục dựng bếp lửa và cảnh sinh hoạt của con người thời văn hóa Hòa
Bình.
“Cư
dân cổ ở Hòa Bình đã có hiểu biết về môi trường tự nhiên và lựa chọn được nơi
cư trú thích hợp, đồng thời có thể triển khai hiệu quả hoạt động săn bắn, hái
lượm. Trong 72 di chỉ hang động, có tới 60% di chỉ nằm ở độ cao từ 10 đến 20m
so với mặt bằng thung lũng, gần sông suối. Nơi sinh hoạt là phần thoáng đãng nhất
gần cửa hang. Các hang này phân bố thành từng cụm từ 3, 4 đến 10 hang vây quanh
một thung lũng, có sông, suối uốn lượn qua lòng thung lũng. Như cụm 5 di tích
hang làng Gạo, hang Đồng Giẽ, mái đá Đồng Giẽ, làng Vôi, làng Đồi. Về hướng
hang, phần lớn có cửa hướng Đông Nam hoặc Tây Bắc: không những tránh được gió
mùa Đông Bắc về mùa lạnh mà còn nhận được tới mức tối đa nhiệt và ánh sáng từ
các mùa trong năm,… Chỉ có một số nhỏ cư dân sinh sống ở ngoài trời, bên các thềm
sông. Ở mỗi cụm này, các di tích Hòa Bình khá đồng nhất về văn hóa, ổn định về
kỹ thuật chế tác công cụ và tương đồng về phong tục mai táng.
Về tổ chức xã hội, người Hòa Bình thời tiền
sử đã tiến từ giai đoạn bầy người đến bộ lạc. Mỗi hang động là một đơn vị cư
trú. Mỗi đơn vị cư trú có một số gia đình. Trong hang có di tích bếp lửa hoặc
vài đống tro phân bố ở trung tâm hoặc chếch về phía cửa hang. Khuynh hướng phát
triển của các bếp lửa nhỏ dần về kích thước và tăng thêm về số lượng. Nếu coi
những bếp lửa lớn chiếm gần hết diện tích hang ở tầng văn hóa Sơn Vi là một gia
đình lớn gồm nhiều thế hệ thì những bếp nhỏ trong các di chỉ của Hòa Bình là dấu
hiệu của gia đình nhỏ. Đặc điểm phân bố theo từng nhóm di tích và mỗi nhóm chiếm
cứ một vài ba thung lũng là một kiểu tập hợp cư dân dựa trên quan hệ huyết tộc
và quan hệ địa vực, một thứ “làng xã” cổ xưa nhất được biết đến hiện nay trong
thời tiền sử Việt Nam, nó hoàn toàn phù hợp với trình độ cư dân vốn khai thác hệ
sinh thái phổ tạp.
Qua các di cốt tìm thấy trong các di chỉ mộ
táng, theo các nhà khảo cổ học, có thể hình dung con người Hòa Bình thời tiền sử
có đặc điểm như sau: tầm vóc to, khỏe mạnh; sọ thuộc loại dài và cao; mặt thuộc
loại rộng, hốc mắt trung bình, hốc mũi rộng; độ mòn răng thấp; có người thọ tới
70 tuổi. Cư dân Hòa Bình có các hình thức mai táng với nhiều tập tục khác nhau.
Đối với người Hòa Bình cổ, người chết không có nghĩa là hết tất cả mà đó chỉ là
chuyển từ thế giới này sang thế giới khác. Vì thế, trong mộ táng, chúng ta gặp
những đồ tùy táng như công cụ đá, đồ trang sức bằng vỏ trai, vỏ ốc hoặc xương
răng thú.
Người Hòa Bình tiền sử chưa có chữ viết
nhưng họ có một loạt ký hiệu và hình vẽ trên đá để ghi lại những ký ức, miêu tả
hiện thực, thế giới xung quanh,… Người Hòa Bình thời tiền sử không giam mình
trong vùng núi sâu mà đã bắt đầu tiến ra dọc theo những thung lũng sông, suối,
hướng tới vùng đồng bằng thấp, những di vật như vỏ ốc biển trong hang, mộ đã phần
nào nói lên điều này. Đó là một trong những đặc trưng về loại hình di tích của
văn hóa Hòa Bình, đồng thời cũng là sự phát triển của văn hóa Hòa Bình.”
1.2.
Thời kỳ sơ sử
·
Cơ sở phân kỳ:
Dựa
trên sự xuất hiện của nguyên vật liệu, theo đó nhóm nghiên cứu căn cứ việc phân
kỳ sơ sử đó là sự xuất hiện và sử dụng Đồng Thau. Việt Nam thời kỳ này đã bước
vào thời đại kim khí.
Phân
bố:
Từ
lưu vực Sông Hồng cho đến lưu vực sông Đồng Nai
Sở
dĩ nói như vậy bởi đã căn cứ vào sự tồn tại của ba trung tâm văn hóa lớn là:
Văn
hóa Đông Sơn (Bắc) (1)
Văn
Hóa Sa Huỳnh (Trung) (2)
Văn
hóa Đồng Nai (Nam) (3)
Văn
hóa Đông Sơn
Văn
hóa Đông Sơn được xác định nay thuộc vùng sông Mã, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam
ngày nay.
Ông
V. Goloubew, một học giả Pháp thuộc trường Viễn Đông bác cổ, đã mệnh danh đó
là: "Thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ" để ám chỉ nền văn
hoá khảo cổ mới được khám phá này. Thuật ngữ “Văn hóa Đông Sơn” được nhà khảo cổ
học người áo R. Heine - Geldern đề xuất lần đầu tiên năm 1934.
Văn
hóa Sa Huỳnh
Từ
thông tin đầu tiên trong Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đông Bác cổ về
việc phát hiện “một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong
một cồn cát ven vùng biển Sa Huỳnh” (huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi), đến nay
hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được tìm thấy khắp các tỉnh ven biển
miền Trung từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Thuận. Diện mạo của văn hóa Sa Huỳnh, từ
nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc
trưng văn hóa… ngày càng rõ nét.
Mộ chum là minh chứng cho
sự tồn tại của văn hóa này.
Văn
hóa Đồng Nai
Khoảng
2.500 - 2000 năm cách ngày nay
Văn
hóa Đồng Nai (Tiền Óc Eo) là tên gọi chung cho các di tích thuộc thời đại kim
khí nằm trong vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Các công cụ và vũ khí sắt được phát hiện
ở các di tích thuộc văn hóa Đồng Nai chủ yếu được tìm thấy trong ngôi mộ vò với
nhiều loại hình khác nhau. Cư dân văn hóa Đồng Nai chủ yếu cư trú trên nhà sàn;
họ đã biết luyện sắt, chế tác trang sức, làm gốm,… Đặc biệt là đồ trang sức bằng
thủy tinh, đá quý và các đồ trang sức được chế tác tinh xảo bằng vàng đã phản
ánh sự phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán... sự giao lưu với những
nền văn hóa xung quanh của văn hóa Đồng Nai.
Bảo vật quốc gia được lưu
giữ để minh chứng cho sự tồn tại của nền văn hóa này tại Việt Nam.
·
Điều kiện tự nhiên
Điều
kiện tự nhiên Việt Nam thời sơ sử cơ bản mang những nét đặc trưng của địa lý
khu vực đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, phù hợp với việc trồng trọt và chăn
nuôi, phù hợp với văn minh lúa nước của văn hóa khu vực. Tuy nhiên, do đặc
trưng địa hình bị chia cắt bởi những con sông trong từng khu vực cụ thể, bởi vậy
đời sống của người Việt thời sơ sử còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Công
cuộc về tư tưởng trị thủy cũng là một trong những ảnh hưởng của tự nhiên trong
thời kỳ này.
·
Phương thức sản xuất
Phần
lớn về cơ bản tại thời kỳ này, với sự phát triển của công cụ lao động từ đá
sang đồng, người Việt đã biết trồng trọt và chăn nuôi, định cư ổn định.
Văn
hoá Đông Sơn ra đời là kết quả hội tụ của nhiều văn hoá rực rỡ trước văn hoá
Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng các
con sông lớn ở miền bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng. Phạm vi phân bố
của nền văn hoá Đông Sơn trên cơ bản là trong phạm vi ở miền bắc Việt Nam. Sự
ra đời của kỹ thuật đồ sắt của thời kỳ này đã giúp cho kỹ thuật luyện đồng thau
được hoàn thiện, đồ đồng thau Đông Sơn phát triển rực rỡ.
Họ
đã có những công cụ sản xuất bằng đồng và chia theo từng nhóm:
1-
VŨ KHÍ: Lưỡi giáo, mũi tên, dao găm, đoản kiếm, rìu chiến, qua, giáp che ngực,
vật dụng đeo binh khí, cung và nỏ.
2-
DỤNG CỤ SẢN XUẤT: Rìu, cuốc, thuổng, lưỡi cầy, lưỡi liềm, dùi, đục, dũa.
3-
DỤNG CỤ SINH HOẠT: Thạp, thố, bình, âu, khay, đĩa, chậu, lọ, ấm, muôi, đèn dầu,
cốc trầm.
4-
NHẠC CỤ: Chuông, lục lạc, trống. Ngoài ra còn có các nhạc cụ như khèn, chiêng,
cồng chỉ tìm thấy trong phần trang trí trên các trống, thạp, thạp, hoặc các
hình tượng nhỏ.
5-
ĐỒ TRANG SỨC: Vòng tay, vòng chân, vòng tai, khóa thắt lưng.
6-
HÌNH TƯỢNG NHỎ: Thường là các tượng người hay thú đúc nhỏ để gắn trên các hiện
vật khác, dùng để trang trí, vừa có công dụng cầm tay hoặc làm móc chặn.
7-
HIỆN VẬT MINH KHÍ: Đồ thu nhỏ dùng để tùy táng, với hầu hết các vật dụng bằng đồng
thau điển hình dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Kỹ thuật đúc các đồ đồng này thường
sơ sài, mỏng manh. Có thể thấy rằng ở thời điểm này đã xuất hiện các hoa văn
trên thân của đồ đồng bởi vậy rất có thể bấy giờ đã có kỹ thuật chế đúc
Hình ảnh tái hiện lại kỹ
thuật đúc đồng chạm hoa trên từng sản phẩm thời kỳ đó.
Đồ
dùng Đông Sơn gồm có các loại thạp, có nắp hoặc không có nắp với những hoa văn
trang trí phức tạp. Bên cạnh đó, người Đông Sơn còn tạo ra các đồ trang sức như
vòng tay, nhẫn, hoa tai, vòng ống ghép, móc đai lưng, bao tay và bao chân. Những
nghệ sĩ tạc tượng đã để lại cho nền văn hóa Việt Nam nhiều loại tượng người, tượng
thú vật như chim, gà, cóc, ổ, voi. Ngoài ra, các nhạc sĩ thời đó còn mang lại
những bài diễn tấu ca nhạc đặc sắc với các loại chuông nhạc, khèn, lục lạc, trống
đồng.
thậm
chí ở thời gian này họ đã có những phong tục về bồi táng, chôn cất tức đã hình
thành quan điểm thế giới bên kia trong phong tục của mình. Căn cứ vào các đồ bồi
táng để làm rõ hơn về địa vị, tầng lớp xã hội trong thời kỳ này.
Đó
là những đồ đồng, đồ gốm túy táng, phần lớn đều bị đập vỡ, cố ý làm cho méo mó
hoặc làm cho hư hại trước khi được chôn vào mộ. Đây là một hiện tượng tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên với quan niệm, mọi vật trong vũ trụ đều có linh hồn, đều có đời
sống riêng. Nó chẳng khác biết bao sinh linh, trong đó có cả con người. Điều
này đã đưa đến những phong tục, tập quán riêng cho mỗi cộng đồng. Bằng cách làm
tổn hại, làm thương tổn (hoặc làm “đau”) một vật, người ta đã có thể giết nó và
như thế đã giải thoát linh hồn cho nó trước khi sang thế giới bên kia.
Văn hóa Sa Huỳnh cũng xuất
hiện những mộ táng.
Còn
ở Đồng Nai, nghề đúc đồng và luyện kim đồng thau phổ biến trong văn hóa Đồng
Nai khoảng 3000 năm cách ngày nay. Đồ đồng ở đây được chế tạo bằng phương pháp
đúc trong khuôn hai mang “liên hoàn” nhiều vật đúc: Rìu, giáo, lao, mũi tên, lục
lạc, lưỡi câu, lao có ngạnh… Tại di tích Long Giao (Đồng Nai) còn tìm thấy một
kho “qua đồng”- một loại vũ khí cổ phổ biến cả trong văn hóa Đông Sơn. Gần đây
còn tìm thấy một số trống đồng “kiểu Đông Sơn” được sử dụng làm nắp đậy những
ngôi mộ chum bằng gỗ ở di tích Bưng Sình- Phú Chánh (Bình Dương).
Đồ
gốm và nghề làm gốm rất phát triển, các loại đồ dùng trong sinh hoạt như nồi,
bát đĩa chân cao, bình, bếp lò… có mặt trong tất cả các di tích khảo cổ. Ngoài
ra còn có nhiều dụng cụ bằng gốm như bàn xoa, dọi se sợi, chì lưới… Ngoài các
chất liệu chủ yếu trên trong văn hóa Đồng Nai còn tìm thấy những di vật bằng gỗ,
xương, sừng hay mai rùa… làm công cụ và đồ trang sức.
Giai
đoạn muộn của văn hóa Đồng Nai xuất hiện những di tích mộ táng với táng thức chủ
đạo là “mộ chum”: than tro hỏa táng hoặc di cốt được chôn nguyên vẹn trong những
chum, vò lớn bằng gốm hay bằng gỗ, cùng nhiều đồ tuỳ táng có giá trị như trang
sức đá ngọc, mã não, thủy tinh, giáo sắt, đồ gốm minh khí… nổi bật là bộ sưu tập
26 “khuyên tai hai đầu thú” tại di tích Giồng Cá Vồ - số lượng nhiều nhất được
tìm thấy trong các di tích mộ chum ở Việt nam và Đông Nam Á.
Trải
qua gần 2000 năm phát triển, phương thức kinh tế chính của cư dân cổ Đồng Nai
là nông nghiệp ruộng khô (nương rẫy, dùng cuốc) kết hợp với khai thác tự nhiên
như đánh bắt cá, hái lượm… đồng thời phát triển các nghề thủ công. Tuy nhiên, tại
vùng cửa sông Đồng Nai đã xuất hiện những dấu tích của một nhóm cư dân đặc biệt
sinh sống bằng nghề trao đổi buôn bán, đó là chủ nhân các di tích mộ chum ở Cần
Giờ-TP.HCM. Trong khoảng 2500-2000 năm cách ngày nay Cần Giờ đã từng là một “cảng
thị sơ khai” phát triển thương mại qua đường sông, đường biển với nhiều nơi như
với khu vực văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, các đảo ở Philippine, Indonesia, đặc
biệt quan hệ kinh tế-kỹ thuật với Ấn Độ đã thể hiện rõ nét từ rất sớm.
·
Tổ chức Xã hội
Ở
giai đoạn này đã xuất hiện về thị tộc, bộ lạc. Các tù trưởng, tộc trưởng,... Bởi
vậy phần này sẽ được làm rõ trong tiết: Tư tưởng về xã hội của người Việt Nam
thời kỳ sơ sử mà nhóm sẽ đề cập ở phần sau.
Phần II. Nội dung tư tưởng của người Việt qua mỗi thời kỳ
2.1.
Thời kỳ tiền sử
Thông
qua khảo cứu một số nền văn hóa tiền sử. Chúng ta có thể phần nào hình dung về
sinh hoạt của người tiền sử cũng như cách mà xã hội tiền sử hoạt động.
· Tư
tưởng về cuộc sống (ăn, mặc, nghệ thuật) và văn hóa tín ngưỡng.
-
Người tiền sử sống chủ yếu bằng việc săn bắt hái lượm, có cả những dấu tích về
việc có trồng trọt và cũng có thể đã có cả chăn nuôi nhưng còn rất sơ khai.
Trong những di tích khảo cổ của văn hóa Hòa Bình phát hiện được những bếp lửa
to nhỏ khác nhau do đó không trừ bỏ khả năng họ đã biết đến việc nấu chín thức
ăn. Ngoài săn thú kết quả khảo cổ còn tìm thấy vỏ của những loài nhuyễn thể
trai, ốc.
-
Trong các mộ táng của người tiền sử thuộc văn hóa Hòa Bình đã phát hiện được những
công cụ đá, trang sức vỏ trai, vỏ ốc và xương thú. Điều đó chứng tỏ trong tư tưởng
của người tiền sử đã bắt đầu hình thành nên tư duy về thẩm mỹ. Bên cạnh đó với
họ thì chết chưa phải là hết, có một thế giới khác sau khi chết mà ở đó người
chết vẫn cần lao động để tồn tại.
Đồ trang sức bằng vỏ sò
trong văn hóa Hạ Long
Về nghệ thuật thì có thể đã xuất hiện từ sớm
nhưng cụ thể và rõ ràng nhất đó là văn hóa Hòa Bình. Đã phát hiện được những
mũi dùi được chạm khắc những hình thù như nhánh cây, lá cây có kết cấu đối xứng.
Trong hang động của cư dân văn hóa Hòa Bình thì phát hiện những bản khắc hình động
vật trên vách hang. Bên cạnh đó là những hình người được pha trộn thêm yếu tố của
thú như sừng, đây có thể là biểu trưng cho tín ngưỡng thờ vật tổ của họ.
· Tư
tưởng về lao động (căn cứ vào tư liệu sản xuất)
Cuộc sống của người tiền sử dựa trên việc
săn bắt và hái lượm. Công cụ thô sơ đơn giản vì thế mà năng suất không lớn yêu
cầu phải có sự hợp tác của nhiều người. Từ đó có thể thấy được sự hình thành của
tư duy về sự đoàn kết
Khi xem xét đánh giá về công cụ lao động của
người tiền sử chúng ta có thể thấy chúng có sự khác biệt về hình dạng, kích cỡ.
Điều đó chứng tỏ rằng chứng được sử dụng trong những hoạt động khác nhau như chặt
gỗ, tách vỏ, lột da động vật,... Điều đó chứng tỏ việc có sự phân loại đối với
công cụ lao động.
Trong văn hóa Hòa Bình bắt đầu có sự xuất hiện
của nền nông nghiệp nhưng chưa đủ lớn. Sinh hoạt chủ yếu vẫn là dựa vào săn bắt
hái lượm.
Các nhà khảo cổ cũng phát hiện thấy những vật
được khắc vạch, có giả thuyết cho rằng đây là cách tính lịch của người tiền sử.
2.2.
Thời kỳ sơ sử
1. Tư tưởng về xã hội:
Tổ chức xã
hội ở thời Hùng Vương là từ thấp lên cao, bắt đầu từ hôn nhân gia đình trở lên
cùng với những quan hệ tương ứng của nó.
Có thể nói,
toàn bộ thời kỳ Hùng Vương là quá trình chuyển dần từ chế độ mẫu hệ sang chế độ
phụ hệ và cho đến cuối thời kỳ này chế độ phụ hệ đã hoàn toàn được xác lập, mặc
dù những tàn dư của chế độ mẫu hệ còn đậm nét. Các tiểu gia đình được xác lập
và trở thành đơn vị kinh tế, tế bào xã hội. Với sự xuất hiện các tiểu gia đình,
quan hệ huyết thống dần dần lỏng lẻo, công xã thị tộc từng bước tan rã và
nhường chỗ cho công xã nông thôn.
Mỗi công xã
nông thôn bao gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất
định. Trong công xã, bên cạnh quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống vẫn được
bảo tồn. Toàn bộ đất đai, sông ngòi, đầm ao... đều thuộc quyền quản lý sở hữu
của công xã. Ruộng đất cấy cày được phân chia cho các gia đình thành viên sử
dụng. Xã hội đã có sự phân hoá nhất định.
Thời kỳ này
nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, có đủ các điều kiện xuất hiện sản phẩm thừa và
kéo theo nó là sự phân hoá thân phận con người và cho đến giai đoạn cuối đã tồn
tại ba tầng lớp xã hội:
Tầng lớp quý
tộc: bao gồm những người trong bộ máy thống trị, vốn là những quý tộc bộ lạc,
lợi dụng địa vị và chức năng của mình để chiếm sản phẩm thặng dư và sử dụng nó
để bóc lột người sản xuất.
Tầng lớp nô
lệ: Tầng lớp này có địa vị thấp nhất (không có địa vị trong xã hội). Sử cũ gọi
họ là hồn, là xảo. Ở thời đại Hùng Vương số nô lệ này chủ yếu là nô lệ gia đình
và vai trò của họ trong sản xuất không đáng kể.
Thành viên
công xã: Họ là những người tự do, là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, được
công xã phân phối ruộng đất và tham gia vào công việc sản xuất chung trên ruộng
đất của tập thể.
Qua những
điều trình bày trên, chúng ta có thể thấy, xã hội thời Hùng Vương đã hình thành
hai tầng lớp cơ bản: tầng lớp thống trị và tầng lớp bị thống trị. Mâu thuẫn
giữa hai tầng lớp xuất hiện, và tư tưởng giai cấp hình thành, chuẩn bị tiền đề
cần thiết cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Cũng cần nói
thêm rằng, vấn đề hình thành nhà nước ở thời kỳ Hùng Vương đến nay vẫn chưa
thống nhất. Có ý kiến cho là, xã hội lúc bấy giờ chưa có nhà nước, tuy vậy, nó
cũng đã có tổ chức chính trị, đại khái giống chế độ “lang đạo” hay “phía đạo”
của các tộc Mường, Thái. Các vị tù trưởng ngày ấy có quyền uy về tôn giáo,
chính trị, quân sự và cha truyền con nối. "Một xã hội phân chia thứ bậc và
phong kiến với những làng xã định cư, tập hợp thành những cộng đồng nhỏ, cầm
đầu là những tù trưởng thế tập”. Một số ý kiến khác cho là, xã hội đã hình
thành nhà nước phong kiến. Trên có vua, dưới có các lãnh chúa cai trị. Vào lúc
người Trung Quốc đặt chân đến đây (thế kỷ III trước công nguyên), miền châu thổ
sông Hồng đã ở dưới quyền các vua Lạc.Đến nay vấn đề này đặt ra chưa hoàn toàn
được giải quyết. Có nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này, nhưng tựu trung có hai
chủ trương:
(1) Xã hội thời Hùng
Vương theo chế độ dân chủ quân sự, tức là chưa có
nhà nước.
(2) Xã hội đã có nhà
nước, nhưng là nhà nước sơ khai. Trong hai chủ trương trên, chủ trương thứ hai
được nhiều người tán đồng hơn cả.
Nhà nước sơ khai này
không phải là nhà nước chiếm hữu nô lệ, vì số lượng nô lệ không phải là lực
lượng chủ đạo trong hoạt động sản xuất, cũng không giống nền chính trị quân chủ
chuyên chế phương Đông.
Hình thức này mang ít
nhiều bóng dáng của chế độ “lang đạo” hay “phía đạo" ở các dân tộc Mường,
Thái. Vì theo tài liệu dân tộc học cho biết, ở xã hội các cư dân Tây Nguyên
cũng như ở các xã hội sơ khai khác, mỗi cộng đồng tộc người đều có một luật tục
(hoặc đặt thành văn vấn hoặc truyền miệng). Đó là cơ sở để liên hệ đến sự tồn
tại của luật tục ở thời Hùng Vương. Tài liệu khảo cổ học và truyền thuyết dân
gian cho thấy thời Hùng Vương ít nhiều đã có những quy định và sự phân biệt về
trang phục, đã có những luật tục về hôn nhân, về tang ma cũng như một số luật
tục khác trong sinh hoạt cộng đồng.
Chỉ có điều
pháp luật thời đó còn mang tinh thần bình đẳng dân chủ thời xưa cộng với phép
tắc tín ngưỡng cổ truyền, nhưng ít ra cũng đã thể hiện tính nghiêm khắc của
chính quyền trung ương.
Cuối cùng,
chúng ta có thể tạm kết luận: chế độ chính trị thời Hùng Vương là sản phẩm của
thời kỳ dựng nước. Một chính quyền trung ương được thai nghén trong quá trình
đoàn kết chống ngoại xâm, lấy công xã làm nền tảng. Từ gia đình, công xã đến
chính quyền trung ương đều hình thành từng bước những yếu tố của xã hội mới.
Những yếu tố này tuy đơn sơ nhưng sẽ góp phần làm nên một thượng tầng kiến trúc
đặc biệt ở nước ta.
Ở đây, điều
cần quan tâm là, xã hội thời Hùng Vương đã bắt đầu hình thành văn minh nông
nghiệp sông Hồng. Nhưng nó chỉ rõ nét khi châu thổ sông Hồng được khai thác dần
bởi người Lạc Việt. Nghiên cứu văn hóa Đông Sơn và thời kỳ phát triển đầu tiên
của Việt Nam, học giả Nhật Bản C.Maxami viết: "Sự hình thành nền văn hóa
đồng thau Đông Sơn có quan hệ mật thiết với cư dân châu thổ sông Hồng”. Sau
này, Giáo sư người Mỹ K.W. Taylor cũng diễn đạt lại ý này trong câu: “Cơ sở sớm
cho sự hình thành cư dân Việt Nam có liên quan với sự phát triển của nền văn
hoá Đông Sơn”.
Văn minh nông
nghiệp sông Hồng là văn minh lúa nước, với cơ sở sản xuất trồng lúa ruộng nước,
và cơ sở xã hội là những quần cư của nông dân trồng lúa nước.
Quần cư của
nông dân trồng lúa nước với tổ chức làng, chạ, lệ làng, phong tục, tập quán,
tín ngưỡng riêng đã đảm bảo cho việc khai thác các châu thổ tiến hành thuận
lợi. Giữa các cư dân trong làng có mối quan hệ đan xen: họ hàng, làng xóm,
trong họ ngoài làng, hình thành rất sớm tính cộng đồng làng nước, để cùng nhau
khai khẩn đất hoang, chống lũ lụt và trồng lúa nước.
Ruộng đất là
sở hữu công cộng, là của cả làng, do đó, sản phẩm lao động là của cả làng, cho
nên cả làng có trách nhiệm trông coi, bảo vệ. Các vua Hùng không coi ruộng của
cả làng như là ruộng nhà vua, như các triều đại phong kiến sau này. Vua sống
gần dân, chưa có lâu đài thành quách riêng. Còn đất đại lúc ấy không thiếu, cho
nên tính cộng đồng của nông dân trồng lúa nước rất cao, con người sống chất
phác, cởi mở, ruộng công tồn tại rất lâu, theo sử sách mãi đến thế kỷ thứ X,
vẫn chưa có chế độ ruộng tư ở nước ta. Ruộng đồng là của chung, được cả cộng
đồng chăm lo, đó là đặc trưng nổi bật của văn minh nông nghiệp sông Hồng.
Sau thời kỳ
Hùng Vương đến thời Thục Phán An Dương Vương. Theo truyền thuyết, Vua Hùng
truyền ngôi cho Thục Phán, chấm dứt nhà nước Văn lang, kinh đô Phong châu, hình
thành nhà nước Âu Lạc, kinh đô Cổ loa, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử phát triển
của dân tộc.
Nhà nước Âu
lạc cơ bản vẫn là hình mẫu của nhà nước thời Vua Hùng, đứng đầu là nhà vua, thủ
lĩnh tối cao, nắm trong tay mọi quyền hành, thống trị đất nước, dưới vua là có
các viên quan giúp việc chuyên trách nhưng chưa hình thành các cơ quan chức
năng. Dưới triều đình là các khu vực tương dương với các bộ lạc, duy trì nền
thống trị thế tập của các Lạc hầu, lạc tướng. Bước đầu xuất hiện một tổ chức
điều hành quân sự chuyên nghiệp chủ yếu là để chống lại sự nổi dậy của các thế
lực trong nội bộ. Tính chất của nhà nước Âu lạc, tư duy chính trị của Thục Phán
cũng không có bước chuyển về chất so với thời Hùng Vương, chưa thỏa mãn nhu cầu
của xã hội về mọi mặt, Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại trước sự xâm
lược của nhà nước Nam Việt của Triệu Đà tiến bộ hơn, mạnh hơn.
2.
Tư tưởng về lao động - kinh tế:
Xã hội nước
Văn Lang là xã hội có một nền kinh tế phát triển ở mức độ nhất định. Bên cạnh
kinh tế nương rẫy là sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước, nghề chăn
nuôi, nghề gốm, nghề luyện kim từ thấp lên cao, trong đó nghề trồng lúa nước
đóng vai trò chủ đạo.
Đến giai đoạn
văn hoá Đông Sơn, trên cơ sở luyện kim phát triển, người ta đã biết sử dụng
công cụ bằng đồng vào việc canh tác. Nhà nông dùng cày có lưỡi cày bằng kim
loại, thay thế dần nông nghiệp trước đây dùng bằng cuốc. Người ta đã tìm thấy 4
kiểu lưỡi cày đồng. Lưỡi cày bướm Đông Sơn tìm thấy nhiều ở Thanh Hoá. Lưỡi cày
Vạn Thắng hình tam giác, lưỡi cày Cổ Loa to nhất, hình lá trầu không, qua kích
thước lưỡi cày đã cho biết, đây là lưỡi cày dùng sức kéo trâu bò. Ngoài ra còn
nhiều công cụ lao động khác như: rìu, xẻng, cuốc, thuổng, mai, dùi, đục, dũa,
lưỡi câu, kim, đinh ba, móc, dao...người Việt thời này đã có tư duy phân loại
rõ ràng, thể hiện trong từng công đoạn sản xuất, từng loại hình lao động. Hệ
quả là sản phẩm lao động sẽ tăng nhanh, tăng dôi dư và tư tưởng trao đổi hàng
hóa sẽ xuất hiện.
Ở thời kỳ
này, tài liệu khảo cổ học lại cho ta thấy, con người đã biết thuần dưỡng trâu
bò vào sức kéo phục vụ sản xuất. Ngoài cây lương thực chính là lúa, cư dân Văn
Lang còn biết trồng các loại cây lấy củ, quả, trồng dâu, nuôi tằm, trồng bông
lấy sợi…
Giống lúa lúc
bấy giờ chủ yếu là giống lúa nếp. Qua di vật khảo cổ học đã khai quật được,
thóc Đồng Đậu có hạt ngắn, gần tròn. Đã tìm thấy chỗ đỗ xôi ở An Đạo (Vĩnh
Phú), và bếp nấu ở Gò Mun (Vĩnh Phú). Lúa nếp được trồng nhiều ở trung du, miền
núi. Chuyện “bánh chưng bánh dày" làm bằng gạo nếp; tục lệ dùng xôi ba màu
(trắng, đỏ, tím) làm lễ vật hàng năm để cúng ở đền Hùng có thể chứng minh cho
ưu thế dùng lúa nếp lúc bấy giờ. Quá trình phát triển nông nghiệp từ miền núi
xuống đồng bằng và sự diễn biến từ giống lúa nếp sang giống lúa tẻ cũng đã có
những tài liệu đề cập đến. Giáo sư T.Watabe đã phân tích các vỏ trấu còn sót
lại ở các kiến trúc cổ ở Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á đã phát hiện quy luật:
lúa hạt tròn chiếm tỷ lệ cao ở miền núi, tỷ lệ lúa hạt thon và dài tăng dần lên
ở đồng bằng.
Bên cạnh nghề
trồng lúa, cư dân Văn Lang còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đóng thuyền đánh cá,
săn bắt, hái lượm. Các hình con cá và hình thuyền trên hoa văn trống đồng Đông
Sơn phản ánh nghề kiếm cá của cư dân Văn Lang, sinh sống trên địa bàn gần sông
nước. Tập quán sinh hoạt kiếm ăn ở dưới nước cũng là tập quán của người Lạc
Việt đã về sinh sống ở đồng bằng. Thủ công nghiệp đã hình thành, có bộ phận nằm
trong nông nghiệp (xe sợi, dệt vải, dệt lụa...), có bộ phận trở thành nghề phụ
nhưng lại có vị trí quan trọng trong xã hội (đúc dòng, làm đồ trang sức bằng đá
hay bằng đồng). Cư dân Văn Lang lúc bấy giờ cũng đã biết khai thác rừng lấy gỗ,
tre, nứa để làm nhà và các đồ dùng trong gia đình.
Cuối thời đại
Hùng Vương cho đến khi nước Âu Lạc thành lập, nông nghiệp vẫn tiếp tục phát
triển, các nông cụ bằng sắt xuất hiện và phổ biến. Dân cư dồn nhiều về đồng
bằng, các châu thổ sông Hồng và Bắc Trung bộ tiếp tục được khai thác. An Dương
Vương rời đô về Cổ Loa ở giữa ranh giới đồng bằng và trung du, và có đủ tài lực
để xây thành Cổ Loa, điều đó thể hiện nông nghiệp đã có những phát triển mới.
Công trình xây dựng thành Cổ Loa có quy mô lớn về quốc phòng, phục vụ thông
thương và nông nghiệp. Đến khi Triệu Đà thôn tính Âu Lạc thì ở đây đã làm một
năm hai vụ lúa. Dương Phù, người Việt đầu tiên viết sách bằng chữ Hán đã ghi:
“Người Giao Chỉ mỗi năm làm hai vụ lúa gạo”. Như vậy, Việt Nam xưa kia đã tăng
vụ lúa sớm nhất ở Đông Nam Á, ngay từ trước công nguyên.
Trung tâm Cổ
loa đã cho thấy người Việt đã chủ động trong sản xuất nông nghiệp ở vùng thấp,
sông nước lưu vực sông Hồng và bước đầu khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế
của vùng đất này. Đây là sự tiến bộ vượt bậc trong tư tưởng về kinh tế của
người Việt ở thời An Dương Vương.
3.
Tư tưởng về tổ chức chính trị quân sự:
Thời Hùng
Vương, ngành quân sự được chú ý hơn các ngành khác. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng đều
có những đơn vị thần binh để bảo vệ, làm chủ lực lượng trong các cuộc chiến
tranh. Nhưng số lượng quân đội thường trực ấy chưa nhiều. Mỗi lần có chiến
tranh, nhà nước dựa vào lực lượng chiến đấu và hậu cần của nhân dân các công
xã. Thành viên các công xã khi bình thường thì sản xuất, khi chiến tranh thì
sẵn sàng chiến đấu theo lệnh của thủ lĩnh quân sự. Đó là lực lượng quân sự quan
trọng của nhà nước thời Hùng Vương.
Thời các Vua
Hùng có thể chưa xuất hiện các cơ quan chuyên trách về quân sự mà quân sự cũng
như kinh tế, tổ chức cộng đồng đều tập trung toàn bộ vào các Lạc hầu, lạc
tướng. Lực lượng quân sự có thể bao gồm quân bộ và quân thủy. Trong truyền
thuyết như Sơn tinh- Thủy tinh, Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử- Tiên Dung ...ngoài ý
nghĩa khẳng định sự chiếm lĩnh vùng cao làm địa bàn sinh sống còn phản ánh hoạt
động trên sông nước của người Việt trong đó có hoạt động quân sự.
Trong các di
vật khảo cổ đồ đồng của văn hóa Đông sơn, có thể thấy đồ dùng làm vũ khí chiếm
số lượng, tỷ lệ lớn, đa dạng về chủng loại: giáo, lao, rìu, dao găm, kiếm, mũi
tên, búa chiến, tấm che ngực...Những hình khắc trên trống đồng như trên trống
đồng Ngọc Lũ, trống Hoàng Hạ ta đều thấy hình những chiến binh đứng trên thuyền
vừa cầm tấm che ngực vừa đẩy ngọn giáo ra phía trước. Điều này giúp ta khẳng
định rằng tư tưởng quân sự thời kỳ này xuất hiện và phát triển cùng với tư
tưởng chính trị, xã hội – lực lượng nào trong xã hội mạnh về quân sự, lực lượng
đó sẽ có sức mạnh tổ chức cộng đồng, có quyền lực.
Thời đại Hùng
Vương khi bước sang giai đoạn nước Âu Lạc, tổ chức nhà nước và xã hội có những
thay đổi lớn so với giai đoạn nước Văn Lang. Theo sách “Giao châu ngoại vực
kỳ”, đội quân của Nhà nước Âu Lạc lên tới 3 vạn người. Thành Cổ Loa cũng là một
minh chứng về sự phân hoá giai cấp và tổ chức xã hội. Thành Cổ Loa với 3 vòng
thành, ở đó có sự phân định rạch rời chỗ ở, nơi đóng quân của vua, quan, lính.
Điều đó thể hiện sự phân hoá trong xã hội, và nhà nước của An Dương Vương được
tổ chức rất chặt chẽ.
Trống đồng
cũng là một loại khí cụ dùng vào việc quân sự. Tiếng trống đồng thúc giục, quy
tụ dân chúng xung trận. Lúc này, cũng đã xuất hiện tư tưởng chế tạo và sử dụng
vũ khí. Hiện nay, ở gần thành Cổ Loa còn làng Uy Nỗ (Đông Anh), Uy Nỗ có nghĩa
là cây nỏ có uy thế của thần linh. Ở cầu Vạc (cũng ở khu vực Cổ Loa) năm 1959,
các nhà khảo cổ học Việt Nam khai quật được hàng vạn mũi tên đồng. Những điều
này chứng tỏ thời An Dương vương, nỏ là một vũ khí lợi hại rất được coi trọng ở
nước Âu Lạc. Nó có hiệu quả rất lớn trong việc đánh trận, đã góp phần đẩy lùi
nhiều cuộc xâm lược của giặc từ phương Bắc đến. Việc nhân dân Âu Lạc xây thành
Cổ Loa và chế tạo nỏ thần đánh dấu một bước phát triển về khả năng xây dựng và
trình độ tư duy về kỹ thuật. Việc này thể hiện một bước phát triển của một nhà
nước có bộ máy tổ chức tốt.
Ở thời đại
Hùng Vương, thành viên các công xã với tính thần khi thời bình thì sản xuất,
khi chiến tranh thì sẵn sàng tham gia chiến đấu. Điều đó thể hiện tư tưởng
“động vi binh, tĩnh vi dân”. Nhưng các hiện tượng xây thành, chế tạo nỏ thần ở
Âu lạc lại phản ánh sự cách biệt giữa bộ máy Nhà nước và nhân dân, một sự cách
biệt không có ở thời kỳ đầu của nước Văn Lang.
An Dương
Vương xây thành để phòng thủ, chế nỏ để giữ thành. Nhưng vì có thành cao hào
sâu, có nỏ thần bách phát bách trúng mà An Dương Vương đã không còn dựa vào dân
nữa, cho nên ông không bảo vệ được tổ quốc.
Trong lịch sử
nước ta từ xưa đến nay, xây thành cao, đào hào sâu không phải là phương sách
bảo vệ đất nước có hiệu quả nhất. An Dương Vương và Hồ Quý Ly sống cách xa nhau
hơn một ngàn năm trăm năm, nhưng lại giống nhau ở chỗ cùng xây dựng thành quách
kiên cố, là thành Cổ Loa, thành Tây Đô. Nhưng cả hai đều thất bại trong việc
bảo vệ tổ quốc. Bất cứ một cuộc chiến đấu nào chỉ dựa vào thành luỹ mà không
dựa vào nhân dân thì trước sau đều bị thất bại. Lịch sử nước ta đã chứng minh
điều đó. Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung không dựa
vào thành luỹ và vũ khí mà vẫn bảo vệ được tổ quốc. Đấy chủ yếu là họ dựa vào
sức dân, dựa vào lòng dân, đánh thắng quân địch, bảo vệ non sông đất nước.
Quay trở lại
với thành Cổ Loa của An Dương Vương, ta thấy nhà nước Âu lạc là nhà nước đầu
tiên bị tấn công của ngoại bang- nhà Triệu, nhà Tần. Cư dân Việt cổ thời kỳ này
là người đầu tiên đứng lên chống xâm lược, giữ bờ cõi, giữ truyền thống. Tư
tưởng và mục đích quân sự lúc này đã khác so với thời Vua Hùng. Người Việt dùng
sức mạnh của vũ khí, của lực lượng quân sự không chỉ để thể hiện quyền lực về
chính trị, kinh tế mà để kháng chiến chống ngoại xâm. Trên thực tế, sự xâm lược
của Triệu Đà vào nước Âu lạc thất bại ở 2 giai đoạn đầu đã cho thấy sức mạnh
của vũ khí (nỏ bắn từ thành ra giết chết nhiều người), tuy nhiên như trên chúng
tôi đã đề cập, khi chống giặc ngoại xâm du là thể giặc mạnh hay yếu thì vũ khí,
thành cao, hào sâu cũng chưa khẳng định là sẽ đem đến chiến thắng, mà cái chính
là tư tưởng chiến tranh nhân dân. Tư tưởng này chưa thể có ở Thục Phán An Dương
Vương do yếu tố thời đại và do lối tư duy cũ của nhà lãnh đạo cao nhất này. Như
vậy sự hưng khởi và bại vong của nhà nước Âu lạc gắn liền với các sự kiện quân
sự. Thất bại về quân sự của An Dương Vương tạo ra một bước ngoặt lịch sử, bắt
đầu quá trình bị đồng hóa, và đấu tranh chống đồng hóa của người Việt.
4.
Vũ trụ quan:
Trước khi
khoa học thiên văn hình thành, các dân tộc trên thế giới đều lấy bản thân mình
làm trung tâm, thăm dò tìm hiể Nam á cổ đại (bao gồm Nam á - Bácu bí mật của vũ
trụ trong quan hệ với hiện tượng của thế giới tự nhiên và con người. Quan niệm
giữa con người và tự nhiên là chủ đề quan trọng nhất trong nền văn hoá của
truyền thống phương Đông. Ở thời kỳ tiền sử, các quốc gia chưa hình thành, các
dân tộc chưa hoàn toàn tách biệt, khối cư dân sinh sống trên khu vực ruộng lớn
Đôngh Việt) cũng có phong cách tư duy tương đối đồng nhất. Tư duy của cư dân
Nam Á - Bách Việt thể hiện trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và trong tín
ngưỡng tôn giáo nguyên thuỷ.
Người Việt
lúc bấy giờ nặng về phương thức nhận biết vũ trụ, thường thiên về cội nguồn qua
cách thức suy nghĩ biểu hiện trong các truyện thần thoại, truyền thuyết. Chẳng
hạn, truyện bánh chưng bánh dày biểu hiện triết lý trời tròn đất vuông.
Cuộc sống của
cư dân nông nghiệp lúc bấy giờ hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, cho nên họ quan
sát mặt trăng, mặt trời vận hành, mùa đông qua mùa xuân đến của giới tự nhiên
để sắp xếp công việc đồng ruộng thích nghi với quy luật trời đất biến đổi. Họ
quan sát các sự vật và các hiện tượng động thực vật lớn lên và tàn lụi.
Thời kỳ này
người Việt đã có sự quan sát thế giới bên ngoài khá tinh tế, từ đó tái tạo lại
những tượng vật khá chân thực. Qua các di chỉ khảo cổ, các nhà khảo cổ học đã
tìm được những tượng gà, bò... làm bằng đất nung. Trên nhiều đồ gốm Phùng
Nguyên, hoạ tiết hoa văn được lập lại 6 lần, chạy kín một vòng, chiếm 6 khoảng
bằng nhau. Có thể người Phùng Nguyên đã biết chia hình tròn làm 6 phần bằng
nhau, đã biết liên hệ giữa bán kính và đường tròn. Như vậy, bước đầu họ có nhận
thức hình học và tư duy chính xác.Trên một số đồ gốm Phùng Nguyên, các trang
trí hoa văn biểu hiện mô hình vũ trụ gồm ba thế giới: trời, người, đất. Trong
đó có sự biến chuyển của mặt trời, mặt trăng, của mùa màng, của đời sống thực
vật liên tục và khôn cùng, thể hiện bằng những đường nét hoa văn hình tròn,
hình bán nguyệt, những đường xoắn nối liền nhau, những văn thừng, văn
chải...Đặc biệt là các hoa văn được bài trí theo các loại hình đối xứng nhau.
Hà Văn Tấn đã gọi các loại đối xứng này là đối xứng gương, đối xứng trục, đối
xứng quay, đối xứng tịnh tiến. Điều này đánh dấu một bước phát triển của tư duy
trừu tượng, là tiền để cho tư duy khoa học.Và theo quy luật nhận thức của con
người, tư duy trừu tượng, chính xác sẽ tác động trở lại một cách tích cực đối
với quá trình lao động sản xuất.
Các nhà khảo
cổ học cũng như các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng các
đồ án trang trí đồ gốm của cư dân nông nghiệp là sự điển hình hóa bức tranh vũ
trụ trong suy nghĩ của họ: về ba thế giới có liên hệ với nhau và luôn trong sự
xoay vần, chuyển động khôn cùng. Tuy nhiên, qua các truyền thuyết huyền thoại
về long quân, long vương, thuỷ tinh... lưu truyền đã lâu đời lại nói lên quan
niệm của người Việt về vũ trụ: ở thời kỳ này không chỉ gồm có ba thế giới, mà
còn có thể giới thứ tư, thế giới dưới nước – thuỷ phů.
Thời kỳ Đông
Sơn là thời kỳ nở rộ của các loại hình tư tưởng trong đó có sự phát triển của
tư duy khoa học.Người Việt thời kỳ này đã thể hiện được quan niệm không gian
của mình. Trên mặt trống đồng, chúng ta có thể thấy họ diễn tả người và động
vật ở tư thế nghiêng một bên hoặc trực diện hoặc kết hợp cả 2 tư thế và tất cả
ở trong một vòng tròn là chúng ta liên tưởng đến sự chuyển động, liên hệ với
nhau . Các hình chim, hươu, nhà sàn, những đoàn người nhảy múa, thuyền...đều
chuyển động ngược chiều kim đồng hồ,
Về thời gian,
chúng ta chưa có thể khẳng định được gì ngoài các giả thuyết của Bùi Huy Hồng
rằng mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng hạ là các thiên đồ, có thể vừa dùng làm nhật
quỹ (dụng cụ đo bóng của mặt trời) vừa dùng làm tấm lịch có tính chất Dương
lịch (lịch mặt trời) . theo ông, thời Hùng Vương đêm có 5 giờ và ngày có 5 giờ,
có thể xác định được hạ chí, xuân phân, thu phân. Bí ẩn này hiện nay vẫn đang
được các nhà khoa học giải mã. Tuy nhiên chúng ta lại có thể hoàn toàn tin
tưởng rằng cư dân Việt lúc này phải có một thứ lịch nào đó cần cho sản xuất
nông nghiệp và nghề chài lưới trên sông, biển.
Theo các cứ
liệu trên đây, chúng ta nhận thấy đặc điểm nổi bật mà Hà Văn Tấn nhận ra về đặc
điểm của tư duy thời kỳ này là tư duy lưỡng hợp, lưỡng phân- một kiểu tư duy
phân loại- vẫn là đặc điểm chính trong phong cách tư duy của người Việt. Nó
cũng đã trở thành đặc điểm xuyên suốt trong quá trình phát triển của tư duy
người Việt qua các thời kỳ lịch sử mặc dù mỗi giai đoạn phát triển nó biểu hiện
khác nhau.
Tóm lại, sau
một thời kỳ dài sống định cư và mở rộng lãnh thổ, phát triển kinh tế nông
nghiệp lúa nước, phát triển từ lao động dùng cuốc lên lao động dùng cày có sức
kéo là trâu bò, người Việt cổ đã đưa xã hội vượt qua hình thái kinh tế – xã hội
nguyên thủy sang hình thái kinh tế- xã hội tiến bộ hơn thuộc giai đoạn đầu của
thời đại văn minh- xã hội có phân hóa giai cấp và có nhà nước. Người Việt cũng
xây dựng được một nền văn minh đầu tiên – văn minh Văn Lang- Âu Lạc có bản sắc,
đã trở thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp theo . Cũng chính trong giai
đoạn này, người Việt đã thể hiện phong cách tư duy rất bản sắc của mình. Thực
tế đã chứng minh điều đó.
5.
Tư tưởng về tổ chức gia đình:
Chúng ta có thể suy luận rằng tư tưởng tổ
chức thành thị tộc, có thể đầu tiên là thị tộc mẫu hệ, sau đó là bộ tộc, bộ lạc
vẫn chỉ ở trong phạm trù của công xã nguyên thủy. Từ đó, ý thức đạo đức cũng
chưa xuất hiện vì trong tổ chức thị tộc, bộ lạc nguyên thủy đó được duy trì bởi
quan hệ quần hôn, hôn nhân nội thị tộc, ngoại thị tộc. Xã hội thời kỳ này mới
chỉ là xã hội quá độ để người nguyên thủy ở Việt Nam tiến vào thời đại văn minh.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu và
hoạt động nhóm nghiên cứu nhận thấy tư tưởng của người Việt đều thay đổi qua
từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Sự thay đổi đó theo chiều hướng tích cực của tiến
trình quy luật tất yếu của lịch sử. Người Việt cũng đã thể hiện được tư tưởng
mang tính bản sắc đặc trưng riêng của mình, tạo nên một nền tảng cơ sở cho tính
dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước ở thời kỳ sau. Đặc biệt qua
nghiên cứu nhóm phát hiện người Việt Nam trong thời kỳ tiền, sơ sử đã có cái
nhìn về vũ trụ cụ thể là trời đất trong quan niệm của mình. Tính tín ngưỡng của
người Việt cũng thể hiện quan niệm về một thế giới bên kia đây là tính tông
giáo triết học nhen nhóm trong tư tưởng của người Việt.
DANH
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện khoa học
xã hội Việt Nam, Viện Triết học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, tr35-46. Nxb
Khoa học xã hội (1993)
2. https://s.pro.vn/IQn8
Trần Thị Hạnh, Tư tưởng người Việt Nam thời kỳ tiền sử sơ sở qua di tích khảo
cổ học, (2005)
3. https://short.com.vn/R7ZC
Văn hóa Sơn Vi, (tra cứu ngày 21/01/2024)
4. http://www.covatvietnam.info/tag/van-hoa-son-vi/
5. https://s.pro.vn/U8wG
Văn hóa Hòa Bình, (tra cứu ngày 21/01/2024)
6. https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=37%2F67%2F54%2F&doc=37675411679609443133323859279059715557&bitsid=489d01ec-1f8c-45b8-90e3-7ec728ead0c9&uid=&fbclid=IwAR1qjWsAzjPZknUj7QvCgx33ClHnzis4UzEEEap_6J8prQoZsKAzP3MISKg
7. https://youtu.be/S68gd9hxYcU?si=PfgmBAc-_sthbPVN
8. https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=37%2F67%2F54%2F&doc=37675411679609443133323859279059715557&bitsid=489d01ec-1f8c-45b8-90e3-7ec728ead0c9&uid=&fbclid=IwAR1qjWsAzjPZknUj7QvCgx33ClHnzis4UzEEEap_6J8prQoZsKAzP3MISKg
9. Vài nét về văn
hóa khảo cổ Đồng Nai (baotanglichsu.vn)
10. Vài nét về văn
hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam (baotanglichsu.vn)
11. Một tập tục
thời văn hóa Đông Sơn (baotanglichsu.vn)
12. Văn hóa Đồng
Nai, khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay (baotanglichsu.vn)
13. Văn hóa Đông
Sơn - phát hiện và nghiên cứu. (baotanglichsu.vn)
14.
Tóm tắt: Thời kỳ Văn Lang - u Lạc (800
TCN - 208 TCN) | Thời Hồng Bàng | Lịch sử Việt Nam (youtube.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét