Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024

TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM THỜI KỲ BẮC THUỘC


I.               Cơ sở giai đoạn của thời kì Bắc thuộc và chính sách cai trị 

1.1. Thời thuộc Hán

1.2. Thời thuộc Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương

1.3. Thời thuộc Đường

     II.        Tư tưởng người Việt qua từng thời kỳ

2.1. Thời Hán thuộc

2.1.1. Tư tưởng ngoại lai 

2.1.2. Tư tưởng bản địa

2.2. Thời Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương thuộc

2.2.1. Tư tưởng bản địa

2.2.2. Tư tưởng ngoại lai

2.3. Thời Đường thuộc 

2.3.1. Tư tưởng bản địa

2.3.2. Tư tưởng ngoại lai


 

Cơ sở phân kỳ: Căn cứ Đại Việt sử ký toàn thư và ứng sử Trung Hoa nhóm nghiên cứu quyết định lấy mốc thời kỳ Bắc Thuộc Việt Nam bắt đầu từ sau khi Triệu Vũ Đế quy Hán 

I.  Cơ sở giai đoạn của thời kì Bắc thuộc và chính sách cai trị 

 

1.1. Thời thuộc Hán (nhà hán từ 202 TCN đến 220)

·        Cơ sở lịch sử:

Từ năm 110 TCN - 226 

Sau khi đánh bại Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ tại Cai Hạ, buộc vũ phải tự vẫn ở Ô Giang, năm 202 TCN Lưu Bang thống nhất Trung Hoa, lên ngôi Hoàng Đế lập ra nhà Hán ở phương Bắc, đưa nhà Hán trở thành đế quốc vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Hán Cao Tổ rời đô từ Lạc Dương về Trường An lịch sử gọi thời kỳ này là Tây Hán.

Đến đời Hán Vũ Đế Lưu Triệt đã đánh bại Triệu Dương Đế nước ta chính thức bị sát nhập vào nhà Hán năm 111 TCN theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên nước Nam Việt mất là khởi đầu của thời kỳ Bắc thuộc của nước ta.

·        Chính sách cai trị chung của nhà Hán:

Thời Hán chia nước ta ra làm ba quận, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy đánh đổ ách cai trị của nhà Hán lãnh thổ nước ta kéo dài đến tận quận Hợp Phố (nay là Nam Ninh, Trung Quốc) tuy nhiên đến năm 43 thì bị Mã Viện đánh bại nước ta lại trở về nhà Hán (Thời Trưng Nữ Vương tồn tại 3 năm). 

Chính quyền đô hộ để tăng cường quyền kiểm soát đã cử quan lại cai trị đến cấp huyện. Chính quyền đô hộ thi hành chính sách áp bức bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện nắm độc quyền về muối và sắt. Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành ra sức bóc lột nhân dân ta để làm giàu. Nhân dân ta thời kỳ đó may mắn lần nào được ông quan tốt thì nhàn, không thì vô cùng khổ cực. 

Từ thời Hán, đã truyền bá tư tưởng Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, theo phong tục của người Hán. Nhiều Nho sĩ quan lại người Hán được đưa vào Âu Lạc cũ để thực hiện những chính sách trên để mở một số lớp dạy chữ Nho. Chính quyền đô hộ thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

·        Những chuyển biến trong thời kỳ này

Đó là công cụ bằng sắt và công cuộc khai hoang được mở rộng, các công trình thủy lợi được xây dựng. Việc khai thác vàng bạc châu ngọc được đẩy mạnh.

Nhưng nhìn chung đời sống nhân dân ta vẫn khổ cực.

1.2. Thời thuộc Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương

·        Cơ sở lịch sử

227 - 602

Đây là thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ Tam Quốc cho đến khi nhà Tùy thành lập, ở thiên triều các triều đại của các hoàng đế thay phiên nhau nắm quyền, “Hoa thơm mỗi người hưởng một chút” - ý nói ngai vàng và huyết tộc thiên tử không ổn định. 

·        Chính sách cai trị nước ta của các thiên triều thời kỳ này:

Tuy vậy, sự “thay áo” của các triều đại Trung Hoa lại không làm thay đổi nhiều về chính sách cai trị của họ lên đất Giao Châu. Nhìn chung vẫn hà khắc như nhà Hán.

Nên trong giai đoạn lịch sử Bắc thuộc này nước ta có 3 dấu mốc lịch sử cần phải nắm bắt đó là cuộc nổi dậy lập ra nhà nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế (Lý Bí), công cuộc nối tiếp xã tắc nước Vạn Xuân  của Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) và công cuộc dâng nước của Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử).

Từ đây, nước ta lại quay lại thời kỳ Bắc Thuộc sau 62 năm độc lập.

1.3. Thời thuộc Tùy - Đường

·        Cơ sở lịch sử

603 - 967 

Năm 603, Tùy Dạng Đế dựng lên Đại nghiệp ở thiên triều, Lưu Phương dẹp yên nước ta tiếp tục thiết lập lại ách đô hộ lên nước ta. 

Năm 618, Đường Cao Tổ - Lý Uyên với sự phò tá của các con trai nổi bật là Lý Thế Dân đã lật đổ nhà Tùy lập ra nhà Đường.

Dưới ách cai trị của nhà Đường nhân dân ta chịu nhiều áp bức đã xảy ra nhiều cuộc nổi dậy.

Đến năm 907, thiên triều xảy ra tình trạng Nam Bắc phân tranh. Nhà Lương cho Lưu Ẩn bấy giờ đang là Quảng Châu tiết độ sứ giữ thêm chức Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ lúc ấy đang đóng ở đất Phiên Ngung. Ở Tĩnh Hải Quân Khúc Hạo chiếm giữ đất châu trị tự xưng Tiết độ sứ.

Xảy ra giằng co một thời gian dài đến năm 938, Thời kỳ Nam Bắc phân tranh kết thúc.

Cùng năm ấy, Ngô Vương đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, 

xưng là Ngô Vương Xây dựng nhà nước tự chủ, chấm dứt gần 1000 năm Bắc thuộc, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam.

·        Chính sách cai trị 

Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành “An Nam đô hộ phủ” và chia thành 12 châu.

+ Các Châu, huyện do người Trung Quốc cai trị.

+ Dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt cai quản.

- Nhà Đường cho xây thành, đắp lũy, sửa sang các đường giao thông thủy, bộ, tăng quân đồn trú để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân.

- Bắt dân ta nộp nhiều thứ thuế, cống nạp sản vật quý, lao dịch, . . . kể cả quả vải phải gánh sang tận Trung Quốc để cống nạp.

Ngoài ra, vẫn tiếp tục những chính sách truyền bá tư tưởng Hán vào nước ta.

II.  Tư tưởng người Việt qua từng thời kỳ

2.1.Tư tưởng của người Việt thời kỳ Hán thuộc

* Trong giai đoạn này, nền tư tưởng của Việt Nam vận động động theo hai xu hướng đó là Hán hóa và chống Hán hóa. Nhà Hán thực hiện những chính sách nhằm đồng hóa người dân Bách Việt. Người Hán thời kỳ này gọi các dân tộc ở 4 phương xung quanh họ là Tứ Di (Đông Di, Tây Nhung, Bắc Địch, Nam Man) và họ coi mình thành người đi khai hóa cho những dân tộc này với chính sách “Dĩ Hoa biến Di”. Do đó suốt thời Bắc thuộc không chỉ nhà Hán có tư tưởng đồng hóa dân tộc khác, trong đó có dân tộc ta (một phần của Bách Việt)



2.1.1. Tư tưởng ngoại lai

  • Về chính trị, kẻ thống trị Hán di thực mô hình tổ chức chính trị của Trung Hoa sang đất Việt. Theo quyển “Đất nước Việt Nam qua các đời”- Đào Duy Anh, nước ta dưới thời Hán thuộc là một phần của nước Nam Việt dưới triều đại của nhà Triệu (Triệu Đà); Âu Lạc bị chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân giống như thời nhà Triệu. Sau khi chiếm thêm đất ở phía nam quận Cửu Chân nhà Hán gọi đó là quận Nhật Nam. Rồi lại đem ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam hợp cùng 4 quân ở miền nam Trung Hoa là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố để tạo thành bộ Giao Chỉ. Người Hán thiết lập trên nước ta một cơ cấu xã hội, một thể chế chính trị tương đồng với Hán, do người Hán đứng đầu quản lý.
  • Văn hóa Hán còn được truyền bá một cách cưỡng bức vào nước ta như buộc ta học tiếng Hán, ăn mặc như người Hán, theo một số phong tục của người Hán, cả về cách thức canh tác cũng chịu ảnh hưởng của người Hán. Bên cạnh đó còn là nhiều đợt di thực ồ ạt của người phương Bắc xuống phương Nam, sống xen lẫn với người phương Nam nhằm mục đích Hán hóa dân ta. 
  • Về mặt tư tưởng, người Hán đã đem một số tư tưởng, học thuyết của Nho giáo, đạo Lão Trang, Đạo giáo vào Việt Nam.

·        Nho giáo: khắc sâu tư tưởng tôn ti (khác biệt về đẳng cấp), trật tự, lễ giáo vào đời sống của người dân nước Việt. Điển hình là tư tưởng quy phục thiên tử (Hoàng đế phương Bắc), quy phục thiên triều (nhà Hán nói riêng và các triều đại phương bắc nói chung). Nho giáo lúc bấy giờ có thể nói là không phù hợp với một đất nước mới vừa thoát thai khỏi chế độ lạc hầu lạc tướng như Âu Lạc, thêm vào đó là sự cưỡng bức du nhập Nho giáo vào nước ta theo chính sách của người Hán. Vì vậy Nho giáo chịu sự phản kháng từ nhân dân ta dẫn đến sự cải biến nhất định. Tuy nhiên Theo quá trình Hán hóa, Nho giáo cũng đã được du nhập vào đất nước ta chỉ là đã không phải là Nho giáo mà nhà Hán cũng như các triều đại phương Bắc muốn du nhập vào nước ta.

·        Đạo Lão Trang và Đạo giáo: Với Đạo Lão Trang nó du nhập và tư tưởng của những Nho sĩ, người Hán, người thất thế trên con đường chính trị. Còn Đạo giáo lại để lại ảnh hưởng rõ rệt đến đông đảo dân chúng hơn. Đạo giáo là một loại tôn giáo của Trung Hoa sau khi thần thánh hóa Lão Tử.

  • Bên cạnh những tư tưởng kể trên của phương Bắc thì còn có sự giao lưu văn hóa rất tự nhiên từ văn hóa Ấn theo tư tưởng Phật giáo. Tuy nhiên khi Phật giáo được du nhập vào Việt Nam thì Phật giáo đã trở thành nhiều tông phái. Ở thời Hán có 3 trung tâm Phật giáo là Lạc Dương ở Hà Nam, Bành Thành ở Giang Tô và Luy Lâu ở nước ta. Phật giáo được truyền bá vào Bành Thành theo đường biển, vì vậy rất có khả năng Phật giáo đã vào Giao Châu trước khi vào Bành Thành. Do đó trung tâm Phật giáo tiến vào nước ta đầu tiên là từ Ấn Độ sau khi Phật giáo phát triển tại Trung Hoa thì mới từ Trung Hoa vào đất Việt.



2.1.2. Tư tưởng bản địa

  • Về ngôn ngữ, mặc dù nhà Hán thi hành chính sách Hán hóa bắt dân ta học tiếng Hán nhưng chúng ta vẫn giữ được ngôn ngữ. Có kết quả như vậy là vì Nho giáo tuy du nhập vào Việt Nam nhưng chỉ du nhập vào tầng lớp trên là chính. Nguyên nhân thứ hai đó là nhân dân lao động Việt vẫn duy trì được nếp sống sinh hoạt theo lối làng xã. Tiếng nói mặc dù có chịu ảnh hưởng của những ngôn ngữ khác, vay mượn nhiều từ những ngôn ngữ như Hán, Ấn,... Nhưng tuyệt nhiên đó không phải tiếng Hán hay tiếng Ấn mà giữ được bản sắc riêng.
  • Tư tưởng trọng phụ nữ của người Việt vẫn còn tồn tại mặc cho ảnh hưởng của Nho giáo. Điển hình như việc Hai bà Trưng lãnh đạo dân chúng chống Hán. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vẫn được đề cao. Sự tồn tại của đạo mẫu, ...
  • Một số văn hóa từ thời Đông Sơn vẫn được duy trì ở nước ta như dùng trống đồng, tục cạo tóc hay búi tóc, tục xăm mình, chôn cất người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng, tục ăn trầu, nhuộm răng,... 
  • Về văn học nghệ thuật mặc dù thời kỳ trước Hán thuộc nước ta chưa phát triển bằng Trung Hoa tuy nhiên dân tộc ta đã phát triển một vũ trụ quan của riêng mình, được biểu hiện bởi hệ thống truyền thuyết, thần thoại, huyền tích và ca dao tục ngữ được truyền miệng. 
  • Lòng yêu nước và tự tôn dân tộc biểu hiện bởi những trận khởi nghĩa, những nỗ lực chống hán hóa. 
  • Một số phong tục của dân tộc Bách Việt vẫn có có thể tồn tại ngay cả dưới tác động của chính sách Hán hóa như tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, giỏi đi thuyền, 

·        Với tục xăm mình, nó mang 5 ý nghĩa lớn lần lượt là: biểu trưng của một chi hệ tộc người, mang ý nghĩa hôn nhân, mang ý nghĩa tôtem, mang ý nghĩa như bùa trừ tà hộ thân, mang ý nghĩa trang trí bản thân theo quan niệm thẩm mỹ của tộc người. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, tục xăm mình của Việt Nam được lưu truyền đến tận đời Trần

·        Với tục ăn trầu, đây là một phong tục mà người Hán không có. Đây là một kiểu lễ tiết trong tư tưởng, văn hóa của người nước Nam, từ cưới gả, tang ma, hay bất kỳ lễ tiết nào. Các cụ thường ngày cũng nhai trầu  cau cho thơm miệng. 

·        Với việc giỏi đi thuyền của người Việt rất có thể là do điều kiện tự nhiên của nước Việt nhiều sông ngòi. Ngay cả trong sách sử của Trung Hoa cũng có nhắc đến điều này. Trong Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ: “Người Lạc Việt còn đúc đồng làm thuyền rất nổi tiếng; ...”

 

 2.2. Thời Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương thuộc

2.2.1. Tư tưởng ngoại lai

Chúng bắt người dân bản xứ học tập như người Hán ăn mặc như người Hán tổ chức đời sống xã hội như người Hán làm ruộng theo kỹ thuật Hán,... Chúng còn di dân từ phương bắc xuống, cho hỗn canh hỗn cư với người Việt để dễ nhiễm hóa.

Hán hóa tiếp theo và rõ nét là trên lĩnh vực hệ tư tưởng. Đó là sự truyền bá các học thuyết, các tôn giáo của Phương Đông, là sự du nhập đạo Nho, đạo Lão-Trang, đạo Giáo, đạo Phật vào Việt Nam.

Đạo Nho còn gọi là Nho giáo hay Khổng giáo, do Khổng Tử (Khổng Khâu: năm 551 - 479 trước Công nguyên), nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc cổ đại sáng lập. Sau Khổng Tử, Mạnh Tử (Mạnh Kha, khoảng năm 372 - 289 trước Công nguyên) phát triển về phía duy tâm và Tuân Tử (Tuân Huống khoảng năm 325 - 238 trước Công nguyên), phát triển về phía duy vật. Tư tưởng Mạnh Tử được kế thừa và phát huy mạnh mẽ ở các thời kỳ sau. Nho từ Khổng Tử đến Tuân Tử gọi là Nho Tiên Tần hay Nho Nguyên thủy, đặc điểm của nó là chưa thần bí hóa và chưa khắc nghiệt nhiều, phù hợp với xã hội phong kiến phân quyền thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc.

Trải qua 25 thế kỷ phát triển, Nho giáo về sau đã khác nhiều so với lúc nó mới xuất hiện. Nhưng nó vẫn có một số nét chung. Trước hết, đó không phải là một tôn giáo, cũng không phải là một học thuyết triết học, mà là học thuyết chính trị - đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc. Nó chủ trương dùng "nhân trị", "đức trị" để quản lý xã hội.

Nho giáo, đặc biệt là Nho Khổng - Mạnh, nêu lên một xã hội lý tưởng, xã hội "đại đồng", xem đó là mục tiêu phần đầu của mình. Ở đó có vua thành, tôi hiền, mọi cái đều là của chung, mọi người đều có quyền lợi, người người đều có sản nghiệp riêng, người người đều được chăm sóc. Đối với nhau thì như anh em. Xã hội thì hòa mục.

Nhiều người cho rằng Nho giáo là học thuyết nhân đạo. Thực ra những điều đó không bao giờ thực hiện được. Các nhà nho về sau, do nhiều lý do, cũng không nghĩ tới việc thực hiện. Lý tưởng đó chỉ là không tưởng. Những điều sau đây mới thực là bản chất của Nho.

Nho giáo xây dựng ý thức tôn ti trật tự trong xã hội. Cho rằng người ta trong xã hội là thuộc những đẳng cấp khác nhau, những vị trí và thứ bậc khác nhau, mỗi người phải tuân thủ trật tự đó một cách nghiêm ngặt; không ai được quyền ra khỏi vị trí của mình. Ý thức đó được thể hiện trong các quan niệm về "lễ", về "chính danh".

Nho giáo chủ trương dưới phải tuyệt đối phục tùng trên. Tư tưởng này thể hiện qua các khái niệm: tam cương; cương thường, trung hiếu, tiết nghĩa.

Ngoài các điểm trên, Nho giáo còn là một học thuyết duy tâm khách quan. Có người do không nắm được bản chất của Nho giáo đã cho rằng Nho giáo là một học thuyết vô thần. Thực ra, tuy Nho giáo, nhất là Khổng Tử, có lúc quan niệm trời như là một thế giới có sự vận hành tự nhiên (Thiên hà ngôn tai! tứ thời hành yên, vạn vật sinh yên), có lúc kính trọng quỷ thần nhưng xa lánh quỷ thần, nhưng bản chất tư tưởng của Khổng Tử không phải là duy vật hay vô thần.

Nho giáo vào Việt Nam, có thể nói là từ khi người Hán đến đất ta từ trước Công nguyên. Nhưng việc truyền bá có nề nếp là từ thế kỷ I sau Công nguyên. Sử Trung Quốc ghi lại rằng, thời đầu Công nguyên, hai thái thú ở Giao Chỉ và Cửu Chân là Nhâm Diên và Tích Quang đã "dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa". Truyện Nhâm Diên trong Hậu Hán thư đã ca tụng Nhâm Diên là người thông minh học rộng về Nho từ khi còn bé, 12 tuổi đã hiểu rõ nội dung của Kinh thi, Kinh Dịch, Kình Xuân Thu và nổi tiếng ở nhà Thái học Trung Quốc. Đến thế kỷ II, khi Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ thì việc học Nho ở nước ta đã tương đối phổ biến. Nhiều sĩ phu Trung Quốc đến nương nhờ Sĩ Nhiếp đều mở trường dạy Nho học.

Mục đích của việc truyền bá Nho ở nước ta lúc bấy giờ là để đào tạo nên những người làm việc cho chính quyền Hán. Trước hết là con em người Hán thống trị ở Giao Châu và sau đó là những người chạy loạn từ Trung Quốc sang mà vì lí do nào đấy đã ở lại. Nhưng người Việt cũng tham gia học. Một số người trong họ yên tâm phục vụ cho chính quyền đô hộ, học Nho là để sử dụng. Nhưng cũng có một số người học Nho là để nắm được kiến thức đương thời, để có thêm cơ sở suy nghĩ về tương lai của đất nước mình còn đang rối rắm, chưa tìm ra manh mối.

Chính quyền Hán đặt học hiệu tại các trung tâm châu trị, quận trị như Luy Lâu, Long Biên, Tư Phố, Cư Phong, v.v... Một số người Việt đã học hành đỗ đạt và có tên tuổi.

Tình hình trên làm cho người Giao Châu dần dần làm quen với Nho giáo, rồi từ đó có sự thay đổi trong nhận thức, trong thái độ đối với Nho: từ phản ứng đến tiếp thụ, từ xa lạ đến gần gũi, từ công cụ của kẻ bên ngoài trở thành công cụ của bản thân mình. Hiện tượng này ở cuối thời Bắc thuộc đã biểu hiện rõ.

Cùng với đạo Nho, đạo Lão - Trang và Đạo giáo cũng được truyền sang Việt Nam và trở thành một bộ phận trong tư tưởng và quan niệm của người Việt.

Đạo Lão - Trang do Lão Tử (một thuyết cho rằng người cùng thời với Khổng Tử - NTT) sáng lập và Trang Tử (Trang Chu: Khoảng 369 - 286 trước Công nguyên) là người phát triển. Đạo Lão - Trang là một trong những đạo đối lập với đạo Nho trên nhiều lĩnh vực. Lão Tử cho rằng thế giới, vạn vật là do "đạo" sinh ra (do đó người đời gọi Lão Tử là ông tổ của Đạo Gia - NTT). "Đạo" đó có tính chất vật chất, nên ông là một nhà duy vật. Nhưng Trang Tử lại là một nhà duy tâm, do quan niệm rằng cái đầu tiên sinh ra muôn vật không phải là vật, "có cái sinh ra trước trời đất có phải là vật không? Vật sinh ra vật không phải là vật" (Hữu tiên thiên địa sinh giả, vật tà? Vật vật giả phi vật. Trang Tử "Nam hoa kinh - Trị Bắc du).

Đạo Lão - Trang gồm một hệ thống các quan điểm khác biệt. Trong đó nổi lên là các quan điểm sau. Cho rằng "Đạo trời không làm gì nhưng không có cái gì là không sinh ra từ đó”, do đó con người không cần can thiệp vào xã hội, cứ để cho nó tự nhiên phát triển, con người cũng không nên rèn luyện bản thân mình, cứ để cho nó theo bản tính vốn có: cho rằng trên đời cái gì cũng chỉ có tính chất tương đối, không thể biến nó thành cái tuyệt đối, cái chuẩn để bắt các cái khác noi theo. Chẳng hạn, không có cái gì là thấp là cao, là dài là ngắn, là phải là trái, là đúng là sai, là thiện là ác, là phúc là họa, vì cái cao trong trường hợp này mà đem đặt bên cái cao hơn trong trường hợp khác thì trở thành thấp, cái ngắn trong trường hợp này mà đem đặt bên cạnh cái ngắn hơn trong trường hợp khác thì lại trở thành dài, vì trong cái phúc đã

Ảnh hưởng lúc đầu trong số người Việt chưa nhiều. Có chăng chỉ là dấu vết của khuynh hướng tự do, tự tại thể hiện trong các nhà nho kiêm nhà thơ Việt và thơ văn của Đào Tiềm thời Tấn. Cuối thời kỳ Bắc thuộc, khi các phái thiền Trung quốc truyền sang ta, tư tưởng Lão-Trang trong Thiền Tông mới ảnh hưởng rõ rệt đến các nhà tu hành Việt Nam.

Vào cuối thế kỷ II và đầu thế kỷ III ở đất Ngô có đạo sĩ Vu Cát biết làm phù thủy (vẽ bùa trong nước), chữa bệnh "Hiệu nghiệm như thần", có ảnh hưởng lớn trong dân. Ông này bị Tôn Sách giết, nhưng số người theo đạo của ông ngày một đồng Thanh kinh của họ là "Thái bình thanh lĩnh thư". Sau Vu Cát là Trương Giác. Ông Giác xây dựng "Thái bình đạo", vừa chữa bệnh vừa truyền đạo, lấy chữa bệnh để thu phục tín đồ. Và đã có ảnh hưởng lớn tới những nông dân tham gia cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân (Khởi nghĩa Khăn vàng) ở cuối thời Hán. Sau Trương Giác là Trương Đạo Lăng Đạo Làng quy định cứ nộp 5 đấu gạo thì được gia nhập đạo. Ông này cho rằng mình là học trò Lão Tử và luyện được thuốc trường sinh bất tử trong núi. Thuyết này ảnh hưởng sâu rộng ở Hán Trung trong mấy chục năm.

Đầu thế kỷ IV, thời Đông Tấn (326 - 334), Cát Hồng không nhận chức quan ở Trung Nguyên, lấy lý do là: "Vì tuổi già muốn luyện đan để cầu sống lâu", nghe tin ở Giao Chỉ có thứ đan sa, có thể chế ra thuốc, nên xin làm huyện lệnh Câu Lậu (huyện Mỹ Văn, Hải Hưng) - (Tam Quốc chí. Ngô chí Q.4). Sau Cát Hồng ở lại núi La Phù, Quảng Châu Trung Quốc luyện đan và viết sách thần tiên, tự đặt tên hiệu là Bão Phác Tử (Kẻ ôm ấp sự chất phác) và viết ra cuốn sách Đạo giáo cũng với tên là Bão phác tử. Đó là Đạo giáo thần tiên.

=> Cả hai thứ Đạo giáo phù thủy và thần tiên đều ảnh hưởng đến Việt Nam dưới thời kỳ Bắc thuộc.

Song song với đạo Nho và đạo Lão, đạo Phật cũng được truyền sang Việt Nam và trở thành một tôn giáo, một học thuyết về giải thoát lâu đời nhất ở Việt Nam.

Thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo đối với người Việt đầu thời kì bắc thuộc lúc còn đang tin ở sức mạnh ông trời, tin ở quyền năng của thần núi, thần sông, ... còn đang trong xã hội nguyên sơ và khép kín thì đó là một hiện tượng xa lạ

Phật giáo có thể xâm nhập vào đất Việt bởi:

đầu tiên của sự kiện đó không phải là là uyên thâm trong giáo lý nhà phật mà là trong hành vi của những người truyền đạo.

các nhà sư nước ngoài bằng thái độ từ bi nhẫn nhục, đã tác động và cảm hóa được người Việt rồi từ đó dẫn dắt họ làm quen với nội dung giáo lý

Người việt chấp nhận giáo lý phật là ở bước sau và đến lượt mình thì giáo lý phat huy tác dụng. Trong bước này sự uyên thâm của giáo lý mới là điều kiện cho phật tồn tại lâu ở VN

Vd: chùa chiền sau này mọc khắp ở đồng bằng, nông thôn, trung du đồi núi đất Việt, những địa bàn và những người đầu tiên tiếp thu phật giáo k phải là con người nơi ấy mà là đô thị và những con người buôn bán.

Tiếp thu Phật giáo đầu tiên là người buôn bán nhưng hiểu được đầy đủ và chuyên sâu thì là những người có tri thức

Địa hình địa lý: VN giáp với biển Đông nằm trên con đường thủy thông thương giữa đông và tây, giữa bắc và nam là khu trung độ giữa 2 nền văn minh lớn ấn và trung hoa. Việt Nam lại là địa đầu phía Nam của phong kiến Hán lúc bấy giờ, nơi xuất phát đi về phía nam của nhiều đoàn sứ giả, của nhiều nhà buôn trung hoa → vị trí thuận lợi này khiến nó có thể du nhập Phật giáo sớm

Đạo Nho chỉ nói đến vấn đề chính trị đạo đức, vấn đề nghĩa vụ của con người đối với bề trên, đạo Lão Trang chỉ đề cao tính chất tự do tự tại tại của con người, còn đạo phật nêu lên con đường giải thoát khỏi vòng luân hồi khổ hải. Xã hội phong kiến đưa con người đến với những hoàn cảnh khác nhau mà mỗi hoàn cảnh sống về mặt tinh thần họ lại cần dựa vào 1 đạo

vd: lúc gặp thời thì dựa vào đạo nho, lúc thất thế thì dựa vào đạo lão trang, lúc éo le khốn khổ thì dựa vào đạo phật. Việc này cũng được lặp lại ở Việt Nam thời bắc thuộc hay sau này

→ 3 đạo du nhập vào VN đã tạo nên cơ sở tư tưởng cho người Hán, đẩy nhanh việc thực hiện chính sách chính trị xã hội cũng như chính sách văn hóa xã hội. Xã hội cũng như con người VN đã có những biến đổi phần thì do cưỡng bức phần thi do ảnh hưởng tại chỗ.

Về công cụ sản xuất và cách thức sản xuất từ đồ đồng sang đồ sắt, từ đốt nương chọc lỗ, trồng tỉa sang dẫn nước làm cỏ và cày cấy ở trung du và đồng bằng.

Về thứ bậc nghề nghiệp là theo thứ tự: sĩ nông công thương

về thể chế chính trị:  liên minh bộ lạc bị phá vỡ, chế độ lạc hầu lạc tướng bị suy sụp, chế độ châu quận thuộc hình thành

quan hệ xã hội: từ quan hệ tộc trưởng thủ lĩnh bộ lạc với lạc dân đến hào dân, địa chủ với nông dân lệ thuộc

về văn hóa tư tưởng: bên cạnh việc tôn sùng đạo Nho vẫn cho lưu hành đạo Lão Trang, đạo Giáo và Phật giáo.

Bên cạnh nghệ thuật truyền thống là nghệ thuật mang sắc thái Hán như: kiến trúc điêu khắc, ...

Bên cạnh những tập tục cũ là những tập tục mới của người Hán như: ma chay, lễ nghi, cưới xin,...

tiếng nói của người Việt cũng có thêm nhiều từ ngữ Hán

→ Hán hóa với những kết quả đó đã hòa nền văn minh trồng lúa nước ở châu thổ sông Hồng, vào nền văn minh Trung của Á Đông và trung Trung quốc là trung tâm

Hán hóa với mục tiêu là đồng hóa thì không thành công không vì hán hóa mà người Việt biến thành người Hán, xã hội Việt biến thành xã hội Hán.

2.2.2. Tư tưởng bản địa

Nét nổi bật trong tư tưởng của người Việt thời kì này là ý thức- tư tưởng về mình và vị trí của mình đối với non sông tổ tiên để lại.

Do khoảng thời gian dài hơn 1000 năm nên có sự khác biệt giữa tư tưởng giai đoạn đầu và cuối.

so sánh:

giai đoạn đầu: ý thức tư tưởng còn thô sơ đơn giản như là định hướng trong ý chí và tâm lý

giai đoạn cuối: đã có nhiều yếu tố lý tính và lý luận trở thành 1 hệ thống các quan niệm

Ý thức tư tưởng cộng đồng của người Việt xuất hiện từ thời Bắc thuộc và ở thời điểm đó, nguy cơ làm tan rã cộng đồng càng được củng cố và nuôi dưỡng. Sự thống trị của ngoại bang đã khiến cho họ cố tìm lấy điểm chung và gắn bó nhau để thành một khối, vì trình độ kiến thức hạn chế. Họ chỉ biết là mọi người trong họ đều cùng nguồn gốc giống nòi cần phải bảo tồn giống nòi trước sự đồng hóa của kẻ thống trị phương Bắc.

Ngoài ý thức cùng 1 mẹ sinh ra người Việt lúc đấy còn mong muốn có 1 mối quan hệ khác với quan hệ hiện có giữa người Việt và người Hán. Người của tộc Việt vốn cùng 1 mẹ sinh ra tộc Việt muốn có quan hệ hòa hợp với tộc Hán là một hiện tượng đặc biệt, chứng tỏ từ xưa người Việt đã có mong muốn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp và liên bang thân thiện.

Ý thức cộng đồng trên hết phải phát triển đến trình độ cao hơn vì bọn thống trị ngày càng ra sức áp bức và bóc lột gia sức đồng hóa và có nguy cơ làm tan rã và biến mất cộng đồng Việt, còn người Việt muốn bảo vệ được cộng đồng của mình thì phải trở thành chủ nhân của đất nước mình → ý thức về chủ quyền đất nước ở Người Việt đã hình thành.

 

Giai đoạn đầu thời kì bắc thuộc:

Ý thức đạo đức và quan niệm nhân sinh còn nhiều nét của thời văn lang âu lạc.

Về cấu trúc nó còn là khối đơn sơ gồm nhiều bộ phận chưa có sự phân biệt giữa đạo đức, tập tục, lễ nghi,...

Về chức năng: giữ vai trò đa phương, cơ sở để điều chỉnh các hành vi các lễ nghi,....

Ý thức trên chưa đạt đến trình độ tư duy lý luận bởi vì năng lực phân tích còn hạn chế, cũng chưa được thể hiện thành ngôn ngữ văn tự, vì chữ hán vẫn còn xa lạ. Nhưng thông qua việc làm cũng có thể thấy được ít nhiều thiên hướng tư duy đã định hình như:

Tôn kính và biết ơn cha mẹ tổ tiên.

Đầu tiên là đối với cha mẹ: người lúc đó phải có trách nhiệm phải chăm sóc cha mẹ khi già yếu, cúng bái, thờ cha mẹ khi qua đời.

Đối với ông bà tổ tiên: phải noi gương cha mẹ, thờ cúng những người đã khuất và giữ gìn tập tục của họ

Trong các ngôi mộ thời đó thường có công cụ sản xuất như: dũa, dao,... các vũ khí như: rìu, dao găm, giáo mác,... các nhạc khí như: thạp, thố, bình,... hiện tượng đó xảy ra bắt nguồn từ quan niệm cho rằng linh hồn con người không  chết.

 

Tôn kính và nghe theo thủ lĩnh.

Vd: hiện tượng bà Trưng bà Triệu, Hai bà Trưng cũng như bà Triệu cũng không có điều kiện để tuyên truyền hay giáo dục lòng yêu nước cũng không có điều kiện tổ chức liên kết lực lượng khởi nghĩa nhưng khi phất cờ nổi dậy thì tất cả đều hưởng ứng. Bởi lúc đó, với người dân thì ý thức truyền thống còn chi phối mạnh mẽ và với họ thì người tộc trưởng hay thủ lĩnh tiêu biểu cho lẽ phải quyền lợi, niềm tin của cả cộng đồng.

 

Coi trọng vai trò phụ nữ trong xã hội.

Những lãnh tụ đầu tiên của cuộc nổi dậy chống ách thống trị Hán, không ai khác chính là những người phụ nữ.

vd: bà Trưng bà Triệu

Chế độ mẫu hệ không vì sự xuất hiện của người Hán hay sự thống trị phong kiến Hán mà mất đi ngay, tư tưởng trọng nam khinh nữ của nho giáo không vì có sự có mặt của người Hán mà nhanh chóng phát huy tác dụng.

2.3. Thời Đường thuộc

2.3.1. Tư tưởng bản địa

     Thời kì này Việt Nam có tên là An Nam đô hộ phủ. Cái tên An Nam đô hộ phủ cũng có ý nghĩa riêng của nó, An ở đây ngụ ý của Đường triều là muốn giữ yên phương Nam. Nhưng thực tế, đất đai đai phía “Nam” lại chẳng bao giờ “An” suốt hai thế kỷ VIII - IX. Hầu như liên tục có những cuộc khởi nghĩa vũ trang chống ách đô hộ của nhà Đường. Một số cuộc khởi nghĩa có thể kể đến như khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng,.... Qua đó có thể thấy tư tưởng yêu nước và khao khát thoát khỏi sự đô hộ từ phương Bắc trong lòng dân chúng An Nam. 

 

Tư tưởng bản địa của người Việt trong thời kỳ này tự chung có thể chia thành 5 phần như sau: 

1. Yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc:

     Đây là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt lịch sử Việt Nam.

Thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Mai Thúc Loan,...

 

2. Tinh thần đoàn kết cộng đồng:

Người Việt Nam luôn đề cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

Thể hiện qua các hình thức như: làng xã, phường hội, tế lễ cộng đồng,...

 

3. Tôn trọng đạo lý, truyền thống văn hóa:

    Người Việt Nam coi trọng đạo lý, lễ giáo, hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương anh em. Giữ gìn các truyền thống văn hóa tốt đẹp như: Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Giỗ tổ Hùng Vương...

 

4. Lòng yêu thiên nhiên, sùng bái tổ tiên:

    Người Việt Nam có mối quan hệ gắn bó với thiên nhiên, sông nước.

Tôn thờ các vị thần linh, tổ tiên, anh hùng dân tộc. Điển hình cho điều này đó là tín ngưỡng thờ mẫu, thờ nữ thần của nhân dân, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. 

 

5. Tư tưởng nhân văn, đề cao giá trị con người:

Người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đề cao giá trị con người.

Mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng.

 

2.3.2. Tư tưởng ngoại lai

 

Tư tưởng được du nhập từ nhà Đường vào Việt Nam:

1. Nho giáo:

      Nho giáo được truyền bá vào nước Nam từ rất sớm, từ trước cả thời Đường. Tuy nhiên Nho giáo được truyền bá vào nước Nam thời bắc thuộc chủ yếu phục vụ cho việc khiến nước Nam quy phục triều đại phương Bắc từ trong tâm thức với tư tưởng phục mệnh, tam cương ngũ thường. 

    Tuy nhiên cách Nho giáo được truyền bá vào nước Nam là vô cùng mâu thuẫn. Một mặt thì triều đình phương Bắc đưa Nho giáo vào nhằm đồng hóa dân nước Nam, một mặt lại không muốn để tri thức của người nước Nam phát triển. Đối với thời kỳ này, nhà Đường thi hành chính sách hạn chế danh ngạch được thi của sĩ tử An Nam, với kỳ thi Tiến sĩ không được quá 8 người, với kỳ thi Minh thì không được quá 10. 

 

2. Phật giáo:

    Các tông phái Phật giáo Đại Thừa như Thiền Tông, Tịnh Độ Tông được du nhập và phổ biến rộng rãi.x Phật giáo mang đến cho người Việt Nam những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp họ giải tỏa phiền não, hướng đến cuộc sống thanh tịnh. 

 

     Bên cạnh đó không chỉ đơn thuần mang tư tưởng Phật giáo vào nước Việt mà tôn giáo này còn mang cả một phần điều kiện phát triển cho Nho giáo vào nước Nam. Bởi khi vào Việt nam Phật giáo không chỉ đi trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam mà còn từ cả Trung Hoa vào Việt Nam. Do đó Phật giáo đã mang theo cả hệ thống chữ Hán và truyền bá nó đến với quần chúng nhân dân chứ không phải Nho giáo đã làm điều đó

 

3. Đạo giáo: 

    Đạo giáo thời Bắc thuộc có thể nói là phát triển mạnh nhất vào giai đoạn Tùy Đường, đặc biệt là thời Đường. Dấu tích rõ nhất về Đạo giáo thời kì Bắc thuộc là một hệ thống Đạo quán gồm 21 cơ sở phân bố rộng khắp vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Hệ thống này vốn đã hình thành trong thời kì Bắc thuộc, đặc biệt là thời nhà Đường (618-907).

 

    Đạo giáo du nhập vào Việt Nam, đi sâu vào được dân chúng không phải với vai trò là một hệ tư tưởng triết lí mà du nhập vào Việt Nam như một loại tôn giáo thần tiên. Và trường phái du nhập vào Việt Nam là phái Chính Nhất với những đặc điểm như sau: 

 

1) Tôn sùng các Thiên Sư là giáo chủ. Vị Thiên Sư đầu tiên là tổ

sư Trương Đạo Lăng (con cháu nối đời lãnh chức Thiên Sư);

2) Coi trọng phù lục và ngoại đan. Phù lục cũng gọi là phù lục

chú thuật, phù lục trai tiêu, tụng kinh niệm chú, trai tiêu kì đảo, tức

là cúng bái, thực hành bùa chú, thực hành phép thuật. Ngoại đan có

nghĩa chế biến thuốc và uống thuốc ấy để cầu trường sinh;

3) Coi trọng truyền thống thờ cúng trời đất và thờ cúng tổ tiên;

4) Bản thân đạo sĩ thì không cần xuất gia và không bị cấm kị việc hôn thú;

5) Không coi trọng nội đan (tu luyện tâm tính)

 

     Những đặc điểm kể trên không quá xung đột với tư tưởng bản địa bởi vật mà đạo giáo đã phát triển một cách nhanh chóng ở Việt Nam với hệ thống đạo quán khắp miền Bắc Bộ. Đạo giáo chủ trương tu luyện để trường sinh bất lão, hòa nhập với thiên nhiên. Đạo giáo ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc của Việt Nam. 

 

4. Tư tưởng pháp luật:

   Nhà Đường có hệ thống luật pháp khá hoàn chỉnh, được du nhập vào Việt Nam và áp dụng trong bộ máy nhà nước. Luật pháp nhà Đường giúp củng cố trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của người dân.

 

5. Văn học nghệ thuật: 

   Văn học, nghệ thuật nhà Đường cũng du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng đến văn học, nghệ thuật Việt Nam. Ví dụ dễ thấy đó là trong lĩnh vực văn học nhất là thơ ca.  Phong tục tập quán nhà Đường cũng được du nhập và ảnh hưởng đến đời sống của người Việt Nam.

 

 

KẾT LUẬN

 

Trong thời kỳ Bắc thuộc, tư tưởng của người Việt Nam đã phản ánh sự giao thoa đa chiều giữa bản sắc văn hóa dân tộc và ảnh hưởng từ triều đại phong kiến Trung Quốc. Tuy bị áp đặt bởi chính sách văn hóa, giáo dục của nhà Đại Việt, nhưng tư tưởng của người Việt vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng, kết hợp với các giá trị tâm linh, đạo đức truyền thống.

Trong thời kỳ này, tư tưởng của người Việt Nam thường mang tính chất tự chủ, đặc biệt là trong việc duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Sự tôn trọng và biểu hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc là điểm nhấn của tư tưởng người Việt thời Bắc thuộc. Đồng thời, tư tưởng này cũng phản ánh sự phản đối, chống lại sự xâm lược, bảo vệ vùng đất và con người của mình.

 

 

 

Đọc tiếp »

TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM THỜI KỲ BẮC THUỘC

I.                Cơ sở giai đoạn của thời kì Bắc thuộc và chính sách cai trị  1.1. Thời thuộc Hán 1.2. Thời thuộc Ngô, Tấn, Tống, Tề,...